Đề cương ôn thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7

 

CHƯƠNG III. CHÂU MỸ

Nội dung 1: Vị trí địa lý của Châu Mỹ

Nội dung 2: Thiên nhiên, xã hội, kinh tế, dân cư Châu Mỹ

Nội dung 3: Các khu vực khác của Châu Mỹ: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Mỹ, Tây Mỹ

Câu 1: Trình bày lãnh thổ của Châu Mỹ như thế nào?

Trả lời:

  • Châu Mỹ rộng 42 triệu Km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam.
  • Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương,phía Đông giáp Đại Tây Dương.
  • Kênh đào Panama nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2: Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng của Châu Mỹ như thế nào?

Trả lời:

  • Trước thế kỉ XVI, có người Exkimô và người Anhđiêng thuộc chủng tộc Môngôlôít sinh sống
  • Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môngôlôít, Ơrôpêôít, Nêgrôít, Các chủng tộc ở Châu Mỹ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.

Câu 3. Quan sát hình 35.1, Châu Mỹ tiếp giáp với đại dương nào? Tại sao nói Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây? Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Panama.

Trả lời:

  • Châu Mỹ tiếp giáp hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • Châu Mỹ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
  • Kênh đào Panama rút ngắn được khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại, giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển. 

Câu 4. Quan sát hình 35.2, nêu các luồng nhập cư vào châu Mỹ. Trả lời: Các luồng nhập cư vào châu Mỹ. Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mỹ với dân cư khu vực Trung và Nam Mỹ

Trả lời:

  1. Các luồng nhập cư vào Châu Mỹ
  • Người Môngôlôit di dân đến châu Mỹ từ thời tiền sử, họ chia thành người Exkinô ở vùng cực Bắc châu Mỹ và người Anhđiêng phân bố khắp lãnh thể châu Mỹ.
  • Trào lưu di dân từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX: người Anh, Pháp, Italia, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha từ châu Âu đến; người Trung Quốc và Nhật Bản từ châu Á đến; người Nêgrôit ở châu Phi bị bắt đưa sang làm nô lệ,..

  b. Sự khác nhau về ngôn ngữ

  • Vì trong quá trình nhập cư vào châu Mỹ, mỗi chủng tộc hay dân tộc sống ở địa bàn khác nhau.
    • Khu vực Bắc Mỹ: chủ yếu người nhập cư từ Anh, Pháp, Italia và Đức.
    • Khu vực Trung Mỹ: chủ yếu người nhập cư từ chủng tộc Nêgrôit, người Tây Ban Nha.
    • Khu vực Trung Mỹ: chủ yếu người nhập cư từ chủng tộc Nêgrôit, người Bồ Đào Nha.

Câu 5: Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mỹ?

Trả lời:

  •  Trải dài từ vòng cực Bắc đến vỹ tuyến 150B, Bắc Mỹ nằm trên cả 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều Tây – Đông. Có thể chia 4 vùng khí hậu:
    • Khí hậu hàn đới: ở các đảo phía Bắc, Alatxca, phía bắc Canada
    • Khí hậu ôn đới: ở hầu hết sơn nguyên phía Đông và đồng bằng trung tâm.
    • Khí hậu cận nhiệt và hoang mạc: ở phía Tây dãy Coocđie
    • Khí hậu nhiệt đới ở phía Nam lục địa
    • Ngoài ra còn có kiểu khí hậu núi cao trên vùng núi Coocđie

Câu 6: Trình bày các khu vực địa hình của Bắc Mỹ như thế nào?

Trả lời:

Khu vực

Đặc điểm địa hình

Khoáng sản

Hệ thống núi Coocđie ở phía Tây

Hệ thống Coocđie cao và đồ sộ.

Cao trung bình 30004000m.

Gồm nhiều dãy chạy song song.

Đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

Miền đồng bằng ở giữa

 

Đồng bằng rộng lớn.

Hình lòng máng.

Có hệ thống Hồ Lớn.

Có hệ thống sông Mitxuri – Mixixipi.

 

Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông

Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrađo và dãy núi Apalat.

Núi già Apalat.

Than và sắt

Câu 7: Những nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao? Kể tên một số nông sản chính của Bắc Mỹ?

Trả lời:

  • Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao:
    • Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng
    • Có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao.
    • Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao...
  • Tên một số nông sản chính của Bắc Mỹ: Lúa mì, ngô, bông vải, cam, chanh, nho, bò, lợn...

Câu 8: Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

Trả lời:

  •  Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:
    • Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thông Coócđie, có các dãy núi chạy theo hướng bắc nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Caliphoócnia đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.
    • Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.

Câu 9: Trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mỹ?

Trả lời:

  • Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giữa bắc và nam,giữa tây và đông:
  • Phía Bắc: (thuộc bán đảo Alatxca và phía bắc Ca na đa) dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá.
  • Phía Tây: khu vực hệ thống Cooc đi e thưa dân do vùng núi cao.
  • Phía Đông (duyên hải đông bắc Hoa Kì, phía nam Hồ Lớn): dân cư đông nhất do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, nhiều thành phố, nhiều hải cảng.

Câu 10: Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mỹ như thế nào?

Trả lời:

  • Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn, do ở đây công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.
  • Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

Câu 11: Tại sao ở miền Bắc và ở phía tây dân cư lại quá thưa thớt như vậy? Nêu tên một sô" Thành phô" lớn nằm trên hai dải siêu đô thị từ Bôxtơn đến Oasinhtơn và từ Sicagô đến Môntrêan.

Trả lời:

  • Chủ yếu do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: miền Bắc giá lạnh, phía tây là núi non hiểm trở (dải núi Coócđie).
  • Dải siêu đô thị từ Bôxtơn đến Oasinhtơn có các thành phô" lớn: Bôxtơn, Niu Ioóc, Philađenphia, Oasinhtơn.
  • Dải siêu đô thị từ Sicagô đến Môntrêan có các thành phố lớn: Sicagô, Đitơroi, Tôrôntô, Ôttaoa, Môntrêan.

Câu 12: Nêu đặc điểm công nghiệp Bắc Mỹ. Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mỹ?

Trả lời:

  • Đặc điểm công nghiệp Bắc Mỹ:
    • Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.
    • Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.
    • Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
  • Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì:
    • Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 19701973, 1980 – 1982.
    • Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành CN khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao.
  • Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mỹ: máy bay Bôing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính,giấy, dầu khí...

Câu 13: Đặc điểm đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ có gì khác với đô thị hoá ở Bắc Mỹ? Kể tên một số siêu đô thị của Trung và Nam Mỹ.

Trả lời:

  • Đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ khác với đô thị hoá ở Bắc Mỹ:
  • Nguyên nhân: Di dân tự do (dân số tăng nhanh, tìm kiếm việc làm, do thiên tai)
  • Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
  • Một số siêu đô thị ở Trung và Nam Mỹ: Xao pao lô, Bu ê nôt Ai ret, Li ma, Ri ô đê Gia nê rô, Xan tia gô, Bô gô ta...

Câu 14. Đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mỹ như thế nào?

Trả lời:

  • Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giữa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam.
    • Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo Alaxca dưới 1 người/km2 tiếp đến là miền núi Coócđie Hoa Kỳ, chỉ có dải đồng bằng hẹp ven biển Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn 1150 người/ km2.
    • Mật độ dân số cao nhất là phía đông Hoa Kỳ(mật độ 51100 người /km2), đặc biệt dải đất ben bờ từ dãi đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương.Mật độ dân số trên 100 người/km2 ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
  • Trong các năm gần đây, phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây, do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.

Câu 15: Sự khác biệt về khí hậu, dân cư giữa lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ như thế nào?

Trả lời:

  1. Khí hậu:
  • Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm trong môi trường đới ôn hoà, đại bộ phận diện tích lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
  • Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong môi trường đới nóng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn ở Nam Mỹ.

  b. Dân cư:

  • Bắc Mỹ: Chủng tộc Ơrôpêôit chiếm tỷ lệ lớn (hơn ¾ dân số Bắc Mỹ ), ngôn ngữ chính: tiếng Anh (Hoa Kỳ, Canada ), tiếng Tây Ban Nha (Mehico ).        
  • Nam Mỹ: Người lai chiếm đa số, ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha.

Câu 16. Sự khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ như thế nào?

Trả lời:

  1. Giống nhau:
  • Cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên.

  b. Khác nhau:

  • Phía đông:
    • Bắc Mỹ có núi già Apalát
    •  Nam Mỹ là cao nguyên Guyana và sơn nguyên Brasil
  • Ở giữa:
  • Đồng bằng Bắc Mỹ cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
  • Đồng bằng Nam Mỹ chủ yếu là đồng bằng thấp.
  • Phía tây:
    • Hệ thống Coócđie gồm núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa diện tích Bắc Mỹ.
    • Hệ thống Anđét ở Nam Mỹ cao hơn nhưng chỉ chiếm một diện tích không lớn.
    •  

CHƯƠNG VIII. CHÂU NAM CỰC

Nội dung 1: Vị trí, thiên nhiên của Châu Nam Cực

Nội dung 2: Lí giải nguyên nhân Châu Nam Cực là Châu lục lạnh nhất thế giới

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực như thế nào?

Trả lời:  

  • Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu Km2. 
  • Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nan ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.
  • Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
  • Gần như toàn bộ lục địa Nam cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
  • Châu Nam cưc chỉ có các loài động vât sống dựa vào nguôn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
  • Châu Nam cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt.

Câu 2: Vì sao lớp băng của Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống con người trên trái đất như thế nào?

Trả lời:

  • Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên, băng ở Nam cực tan chảy.
  • Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

 

CHƯƠNG IX. CHÂU DẠI DƯƠNG

 

Nội dung 1: Đặc điểm khí hậu, thực vật của Châu Đại Dương

Nội dung 2: Đặc điểm kinh tế của Châu Đại Dương

Câu 1. Giải thích tại sao phần lớn diện tích lục địa Australia là hoang mạc.

Trả lời:

  • Phần lớn lục địa Autralia là hoang mạc vì:
  • Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
  • Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Áustralia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung của bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7. Để xem đầy đủ bộ đề cương ôn tập này các em có thể để xem online hoặc tải về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 và đáp án chi tiết để củng cố thêm kiến thức và ôn tập nhé. Chúc các em ôn tập và thi tốt!

 --MOD Địa lý Chúng tôi (tổng hợp)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?