Đề cương ôn thi HK1 môn Tin học 10 năm 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2019-2020

PHẦN LÝ THUYẾT

Bài 1: Tin học là một ngành khoa học

-Định nghĩa tin học

Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Bài 2: Thông tin và dữ liệu

- Khái niệm thông tin và dữ liệu

  • Thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người.
  • Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thưc thể nào đó, được gọi là thông tin về thực thể đó.
  • Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể hiểu và xử lí được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

            - Mã hóa thông tin trong máy tính

  • Khái niệm mã hóa thông tin: là quá trình biến đổi thông tin về dạng bit để máy tính có thể hiểu và xử lý được.
  • Thông tin phải được mã hóa về các dạng: văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.
  • Để mã hóa thông tin dạng văn bản, ta chỉ cần mã hóa các kí tự.
  • Bộ mã ASCII dùng 8 bit để mã hóa các ký tự. trong bộ mã này các ký tự đánh số từ: 0 đến 255. Bộ mã ASCII chỉ mã hóa được 28=256 kí tự.
  • Bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hóa các kí tự. Bộ mã Unicode mã hóa được 216=65536 kí tự

            - Nguyên lí mã hóa nhị phân

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

Bài 3: Giới thiệu về mày tính

- Khái niệm hệ thống tin học

+ Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, truyền và lưu trữ thông tin

                       + Gồm 3 phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người.

            - Bộ xử lí trung tâm

  • CPU là phần quan trọng nhất của máy tính. Đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
  • CPU gồm các bộ phận chính:

+ Bộ điều khiển( CU – Control Unit): điều khiển các bộ phận khác của máy tính làm việc.

+ Bộ số học logic( ALU – Arithmetic⁄ Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và xử lí thông tin.

                       + Thanh ghi( Register): lưu trữ các lệnh và dữ liệu 1 cách tạm thời.

+ Bộ nhớ truy cập nhanh( Cache): trung gian cho sự truy cập giữ bộ nhớ và thanh ghi.

            - Bộ nhớ trong

  • Là bộ nhớ chính, nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu được xử lí
  • Gồm 2 phần:

+ ROM( Read only Memory): chứa 1 số chương trình nạp sẵn, dữ liệu trong ROM không thể xóa được và không bị mất đi khi tắt máy. Có chức năng là kiểm tra các thiết bị và tạo giao tiếp giữa máy tính với chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động.

+ RAM( Random Access Memory): là bộ nhớ có thể đọc, ghi và dữ liệu bị mất đi khi tắt máy. Khi chạy chương trình, máy tính truy cập dữ liệu có trong các ô nhớ, mỗi ô nhớ có 1 địa chỉ riêng biệt để truy cập tới.

- Bộ nhớ ngoài

                       + Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong

                       + Dữ liệu tồn tại ngay cả khi đã tắt máy.

                       + Thường là các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.

+ Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành.

            - Nguyên lý Phôn Nôi-man

Nguyên lí Phôn Nôi-man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo đia chỉ tạo thành 1 nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.

Bài 4: Bài toán và thuật toán

- Khái niệm bài toán

+ Bài toán là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện

+ Khi giải một bài toán trên máy tính ta cần quan tam 2yếu tố sau

  • Input: Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính
  • Output: Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính

            - Khái niệm thuật toán

Thuật toán là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

- Các tính chất của thuật toán

+ Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.

+ Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng 1 thao tác để xác định để được thực hiện tiếp theo.

+ Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

Bài 5: Ngôn ngữ lập trình

- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được

- Các lệnh viết ở ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc dạng mã hexa

- Ưu điểm: khai thác triệt để đặc điểm phần cứng của máy

- Nhược điểm:

                        + Con người khó có thể hiểu được ngôn ngữ máy

                       + Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh.

           - Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ có lệnh viết gần với ngôn ngữ tự nhiện hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp

           - Cần có 1 chương trình dịch để chuyển sang ngôn ngữ máy.

           - Một số ngôn ngữ bậc cao: Turbo Pascal, Java, C++...

 

Bài 6: Giải bài toán trên máy tính

Giải bài toán trên máy tính trải qua 5 bước

           - B1: xác định bài toán

           - B2: lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán

           - B3: viết chương trình

           - B4: hiệu chỉnh

           - B5: viết tài liệu

Bài 7: Phần mềm máy tính

- Phần mềm hệ thống

+ Là chương trình tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác.

+ Có chức năng cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình trong quá trình máy tính hoạt động.

- Phần mềm ứng dụng

+ Phần mềm ứng dụng là phần mềm được viết để giúp giải quyết các công việc thường gặp như soạn thảo văn bản, quản lí học sinh, xếp thời khoá biểu, xử lí ảnh, trò chơi.

+ Các loại phần mềm ứng dụng:

  • Phần mềm ứng dụng được phát triển theo đơn đặt hàng riêng của một cá nhân hay một tổ chức

Ví dụ: phần mềm kế toán, phần mềm quản lí một công ty…

  • Phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung của rất nhiều người

Ví dụ: WORD, EXCEL,…

  • Phần mềm công cụ để tạo ra các phần mềm khác.

Ví dụ: Netbean, ASP,…

  • Phần mềm tiện ích giúp cho ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn.

Ví dụ: BKAV( phần mềm diệt virus)

Bài 10: Khái niệm hệ điều hành

- Khái niệm hệ điều hành(Operating System)

  • Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ

+ Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.

+ Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện các chương trình.

+ Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

  • Hệ điều hành đóng vai trò cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy. Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống.

Bài 11: Tệp và quản lý tệp

- Tệp và tên tệp

a) Khái niệm tệp

Tệp, còn được gọi là tập tin là tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lý. Mỗi tệp có 1 tên để truy cập.

b) Quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành Windows:

- Tên tệp không quá 255 ký tự, thường gồm 2 phần: phần tên và phần mở rộng, ngăn cách nhau bởi dấu chấm (.).

- Phần mở rộng không nhất thiết phải có, được hệ điều hành dùng để phân loại tệp.

- Tên tệp không chứa một trong các ký tự sau: / \ : * ? “ < > |

- Khái niệm Thư mục

+ Để quản lý tệp một cách dễ dàng, hệ điều hành tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục.

+ Mỗi đĩa có thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc.

+ Trong thư mục có thể tạo các thư mục khác, chúng gọi là thư mục con.

+ Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ. Như vậy thư mục có thể chứa tệp và thư mục con.

+ Ngoại trừ thư mục gốc, mọi thư mục đều phải được đặt tên, theo quy tắc đặt phần tên của tệp.

+ Trong cùng một thư mục không thể có 2 thư mục hoặc 2 tệp trùng tên.

+ Có thể hình dung cấu trúc thư mục như hình cây, mỗi thư mục là một cành, mỗi tệp là một lá, mỗi lá thuộc một cành nào đó, mỗi cành có thể có các cành con.

- Khái niệm đường dẫn

  • Đường dẫn là chỉ dẫn gồm tên các thư mục từ thư mục gốc đến thư mục chứa tệp và cuối cùng là tên tệp, các tên thư mục và tên tệp cách nhau bởi dấu “\”
  • Đường dẫn đầy đủ là đường dẫn có cả tên ổ đĩa.

Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

- Cách làm việc với hệ điều hành

Người dùng có thể đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng 2 cách sau

Cách 1: sử dụng các lệnh

      + Ưu điểm: hệ thống biết chính xác công việc cần làm, lệnh được thực hiện ngay lập tức.

                        + Nhược điểm: người dùng phải nhớ câu lệnh

Cách 2: sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn, nút lệnh,…

+ Ưu điểm: người dùng chỉ cần chọn công việc hoặc tham số thích hợp, không cần biết quy cách câu lệnh, có thể dùng cả chuột và bàn phím để thao tác.

- Ra khỏi hệ thống

Một số hệ điều hành hiện nay có 3 chế độ chính để ra khỏi hệ thống

  • Tắt máy: hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và sau đó sẽ tắt nguồn, mọi thay đổi trong hệ thống sẽ được lưu vào đĩa cứng. Đây là cách ra khỏi hệ thống an toàn nhất.
  • Tạm nghỉ: máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ hoạt động lại ngay lập tức. Nếu xảy ra mất điện, các thông tin lưu trên RAM sẽ mất.
  • Ngủ đông: máy tắt sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc vào đĩa cứng. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại trạng thái làm việc trước đó.

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo thông tin là

A. MB             B. Byte                       C. Bit                          D. KB

Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau về hệ thập lục phân (hay hệ cơ số 16)

A. Hệ thập lục phân sử dụng 10 chữ số từ  0  đến  9 .    

B. Hệ thập lục phân sử dụng 10 chữ số từ  0  đến  9 và  6  chữ  cái  A . B . C . D . E . F .

C. Hệ thập lục phân sử dụng 2 chữ số từ  0 và 1.            

D. Hệ thập lục phân sử dụng 7 chữ  cái  I . V . X . L . C . D . M

Câu 3. Chọn câu đúng

A. 1MB = 1024KB               B. 1B = 1024 Bit       C. 1KB = 1024MB               D. 1Bit= 1024B

Câu 4. 1 byte = ? bit

A. 10 bit                         B. 8 bit                            C. 9 bit                            D. 1024 bit

Câu 5. Dãy bit nào dưới đây biễu diễn nhị phân của số 101 trong hệ thập phân

A. 0110101                    B. 011001001                C. 1100011                    D. 1100101

Câu 6. Số nào trong hệ thập phân dưới đây biểu diễn hệ hexa 7D

A. 125                             B. 126                             C. 124                             D. 123

Câu 7. Số hexa nào trong hệ cơ số mười sáu dưới đây biểu diễn số 62 trong hệ thập phân

A. 3.14                            B. E3                               C. F3                               D. 3E

Câu 8. Mã nhị phân của thông tin sử dụng tập kí hiệu?

A. 10 chữ số từ 0 đến 9        B. 16 chữ số từ  0  đến  9 và  6  chữ  cái  A, B, C, D, E, F.

C. 8 chữ số từ 0 đến 7          D. 2 chữ số 0 và 1

Câu 9. Một cuốn sách A gồm 200 trang Có hình ảnh) nếu lưu trữ trên đĩa mỗi trang chiếm khoảng 5 MB. Để chứa quyển sách đó cần ổ đĩa cứng có dung lượng tối thiểu là   

A. 1 GB                                  B. 500 MB                             C. 2 GB                                  D. 10 GB

Câu 10. Truyện tranh thường chứa thông tin dưới dạng

A. Văn bản    B.  Hình ảnh và âm thanh;             C. Hình ảnh               D. Văn bản và hình ảnh

Câu 11. Đâu không là thông tin loại phi số?

A. Dạng âm thanh         B. Dạng số nguyên        C. Dạng hình ảnh          D. Dạng văn bản

Câu 12. Thông tin là

A. Các tín hiệu vật lý                              B. Tất cả những gì mang lại cho con người hiểu biết.

C. Dữ liệu của máy tính                          D. các phương tiện truyền thông.

Câu 13. Số (11011) hệ 2 đổi sang hệ 10 ta được

            A. 25                           B. 26                    C. 27                      D. 28

Câu 14. Số biểu diễn trong hệ nhị phân 010000112 có giá trị thập phân là

A. 6410                               B. 6510                        C. 6610                                D. 6710

Câu 15.  1MB bằng

A. 1000000 KB                     B. 1024 Byte                         C. 1024 x1024 Byte             D. 1000 KB

Câu 16. Trong tin học, dữ liệu là

A. 8 bytes  =  1  bit .                                                             C. Đĩa cứng là bộ nhớ trong

B. Hình ảnh, văn bản và âm thanh                                     D. Thông tin được đưa vào máy tính

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

A. Tốc độ máy tính ngày càng tăng                    B. Dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng

C. Giá thành máy tính ngày càng tăng               D. Dung lượng bộ nhớ ngày càng tăng

Câu 18. Bộ nhớ ngoài dùng để

A. Hỗ trợ cho bộ nhớ trong                    B. Lưu trữ lâu dài dữ liệu

C. Tất cả đều sai                                      D. Lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng về ROM ?                     

A. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc và ghi dữ liệu         

B. ROM là bộ nhớ ngoài

C. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu         

D. Dữ liệu trong ROM sẽ bị mất khi tắt máy

Câu 20. Bộ nhớ chính (bộ nhớ trong) bao gồm

A. Cache và ROM    B. Thanh ghi và RAM          C. ROM và RAM      D. Thanh ghi và ROM

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?