Đề cương ôn thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020 - Trường THCS Bùi Thị Xuân có đáp án

TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC 2020- 2021

Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Câu hỏi: Hình dạng của TĐ: Trái đất có dạng hình cầu?

- Kích thước: rất lớn, Bán kính: 6370 km, Xích đạo: 40.076km, Diện tích tổng cộng của TĐ là 510 triệu km2.

Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ

Câu hỏi 1: Bản đồ là gì?

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất

Câu hỏi 2: Vẽ bản đồ là gì?

Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt phẳng của giấy

Câu hỏi 3: Có mấy bước vẽ bản đồ? ( 3 bước), kể tên?

- Thu thập thông tin.

- Tính tỉ lệ.

- Lựa chọn các kí hiệu.

Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

Câu hỏi 1: Tỉ lệ bản đồ là gì?

Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất

Câu hỏi 2: Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì?

Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực tế

Câu hỏi 3: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng?

(2 dạng) mm, cm, dm, m, dam, hm, km

+ Tỉ lệ số: VD: 1: 500.000; 1: 2.000 000.+ Tỉ lệ thước

- BT1: Dựa vào số ghi tỉ lệ bản đồ sau đây 1: 400.000 và 1: 5.000.000 cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ở thực địa?( 20km, 250 km)

- BT2: BĐ a có tỉ lệ 1: 20.000 và BĐ b có tỉ lệ 1: 100.000 BĐ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?( BĐ a)- Làm BT 2,3 SGK

- Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000 = bao nhiêu km trên thực địa?(50km)

- BĐ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao.

Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

Câu hỏi 1: CH: Có mấy cách xác định phương hướng trên bản đồ?( có 2 cách)

1. Xác định dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến.

2. Xác định dựa vào mũi tên chỉ hướng trên bản đồ.

Câu hỏi 2: Nêu khái niệm kinh độ và vĩ độ của một điểm?

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc( xích đạo)

- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó.

Câu hỏi 3: Cách viết tọa độ địa lí của một điểm?

- Kinh độ ở trên, Vĩ độ ở dưới

Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Câu hỏi 1: Kí hiệu bản đồ là gì?

Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi 2: Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì?

Kí hiệu bản đồdùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ)

Câu hỏi 3: Có mấy loại kí hiệu thường dùng? (3 loại), kể tên?

- Kí hiệu điểm.

- Kí hiệu đường.

- Kí hiệu diện tích

Câu hỏi 4: Có mấy dạng kí hiệu thường dùng? (3 loại), kể tên?

- Kí hiệu hình học.

- Kí hiệu chữ.

- Kí hiệu tượng hình

Câu hỏi 5: Ý nghĩa của bảng chú giải bản đồ?

Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ

Câu hỏi: Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ? (2 cách), kể tên?

Bằng thang màu và Bằng đường đồng mức

Câu hỏi 6: Đường đồng mức là gì?

Đường đồng mức là những đường nối liền các điểm có cùng 1 độ cao

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

1. Sự vận động của trái đất quanh trục

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66033, trên mặt phẳng qũy đạo.

- Hướng tự quay quanh trục của trái đất là hướng từ tây sang đông.

- Thời gian TĐ tự quay một vòng là 24h( một ngày đêm)

- Người ta chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng rọi là giờ khu vực.

2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất.( có 2 hệ quả)

a. Hiện tượng ngày và đêm.

Câu hỏi 1: Vì sao có hiện tượng ngày, đêm?

Do trái đất có dạng hình cầu nên mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa, Nửa được chiếu sáng là ngày, nủa nằm trong bóng tối là đêm

Câu hỏi 2: Vì sao khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm?

Do trái đất quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm

b. Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt trái đất

- Nửa cầu bắc vật chuyển động lệch về phía bên phải.

- Nửa cầu nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.

Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

1. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

- TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông theo một quỹ đạo có hình elíp gần tròn.

- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT, trục TĐ lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033, trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

- Thời gian trái đất chuyển động quanh mặt trời một vòng là 365 ngày 6h.

2. Hiện tượng các mùa

Câu hỏi 1: Vì sao có hiện tượng các mùa?

Khi chuyển động trên quỹ đạo trục trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên 2 nửa bán cầu luân phiên ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa

- Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

- Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành mùa nóng, mùa lạnh trên TĐ?

Nửa cầu nào ngả về phía mặt trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên là mùa nóng của nửa cầu đó, còn nửa cầu nào không ngả về phí mặt trời thì có góc chiếu nhỏ nhận được ít ánh sáng và nhiệt nên là mùa nóng của nủa cầu đó

Câu hỏi 3: Vào những ngày nào trong năm, 2 nửa cầu bắc và nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau hoặc TĐ hướng cả 2 nửa cầu bắc và nam về phía mặt trời như nhau vào các ngày nào?

21 tháng 3 và 23 tháng 9

Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất

Câu hỏi : Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?

Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ

- Trong khi quay quanh mặt trời, TĐ có khi chúc nửa cầu bắc, có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời

- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm đều có ngày, đêm dài ngắn như nhau

2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24h thay đổi theo mùa.

- Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033, Bắc và Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24h

- Các địa điểm từ các vòng cực đến các cực bắc và nam có số ngày, đêm dài 24h dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng.

- Các địa điểm ở cực bắc và nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.

 

---Để xem đầy đủ nội dung của đề cương các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020 của trường THCS Bùi Thị Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?