ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN GDCD 10 NĂM HỌC 2018 - 2019
PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP
Bài 10. Quan niệm về đạo đức.
+ Khái niệm đạo đức.
+ Một vài ví dụ về những chuẩn mực đạo đức.
+ Phân biệt đạo đức và pháp luật.
+ Vai trò của đạo đức với sự phát triển cá nhân, gia đình, xã hội.
Bài 11. Các phạm trù cơ bản của đạo đức học.
+ Nghĩa vụ là gì?
+ Lương tâm là gì? Hai trạng thái của lương tâm? ý nghĩa tích cực của lương tâm đối với cá nhân?làm thế nào để thành người có lương tâm?
+ Nhân phẩm :khái niệm, thế nào là người có lương tâm.
+ Danh dự:khái niệm, phân biệt long tự trọng và long tự ái.
+ Hạnh phúc: khái niệm, quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội.
Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình.
+ Tình yêu là gì? Trách nhiệm xã hội với tình yêu cá nhân.
+ Tình yêu chân chính: khái niệm, biểu hiện, một số điều cần tránh trong tình yêu.
+Hôn nhân: khái niệm, chế độ hôn nhân hiện nay nước ta
+ Gia đình: khái niệm, chức năng, mối quan hẹ và trách nhiệm của các thành viên.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ Lòng yêu nước: khái niệm, nguồn gốc long yêu nước.
+ Truyền thống yêu nước, biểu hiện long yêu nước, học sinh cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước.
+ Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM
Bài 12: Công Dân Với Tình Yêu, Hôn Nhân Và Gia Đình
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?
A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.
B. Có sự chân thành, tin cậy từ hai phía.
C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi.
D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến
Câu 2. Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phầm chất
A. Đạo đức cá nhân.
B. Đạo đức xã hội.
C. Cá tính con người.
D. Nhân cách con người.
Câu 3. Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của
A. Những người yêu nhau.
B. Gia đình.
C. Xã hội.
D. Cộng đồng.
Câu 4. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của mỗi cá nhân nhưng không hoàn toàn là việc
A. Tự nguyện của cá nhân.
B. Riêng của cá nhân.
C. Bắt buộc của cá nhân.
D. Phải làm của cá nhân.
Câu 5. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có
A. quan niệm đúng đắn về tình yêu.
B. Quan niệm thức thời về tình yêu.
C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu.
D. Cách phòng ngừa trong tình yêu.
Câu 6. Sự rụng cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là
A. Tình yêu.
B. Tình bạn.
C. Tình đồng đội.
D. Tình đồng hương.
Câu 7. Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ?
A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
B. Có tình cảm trọng sang, lành mạnh.
C. Có hiểu biết về giới tính.
D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau.
Câu 8. Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?
A. Yêu nhau vì lợi ích.
B. Tôn trọng người yêu.
C. Tặng quà cho người yêu.
D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Câu 9. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.
B, Trung thực, chân thành từ hai phía.
C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.
D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.
Câu 10. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng.
B. Thân mật và gần gũi.
C. Quan tâm và chăm sóc.
D. Lấp lửng trong cách ứng xử.
Câu 11. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu?
A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau.
B. Yêu một lúc nhiều người.
C. “Đứng núi này trông núi nọ”.
D. Tình yêu sét đánh.
Câu 12. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta?
A. Môn đăng hộ đối.
B. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
C. Trai năm thê bảy thiếp.
D. Tinh chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.
Câu 13. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi,
C. 20 tuổi
D. 21 tuổi.
Câu 14, Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 18 tuổi
B, 19 tuổi .
C. 20 tuổi
D. 21 tuổi
Câu 15. Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và được
A, Pháp luật và gia đình bảo vệ.
B. Gia đình công nhận và bảo vệ.
C. Hai người yêu nhau thỏa thuận.
D. Bạn bè hai bên thừa nhận.
Câu 16. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Tình yêu chân chính.
B Cơ sở vật chất
C. Nền tảng gia đình
D, Văn hóa gia đình.
Câu 17. Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A, Lợi ích kinh tế.
B. Lợi ích xã hội.
C. Tình yêu chân chính.
D. Tình bạn lâu năm
Câu 18. Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây?
A. Kết hôn theo luật định,
B, Lấy bất cứ ai mà mình thích.
C. Kết hôn ở độ tuổi mình thích.
D. Lấy Vợ, chồng theo ý muốn gia đình.
Câu 19. Một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là
A. Đăng kí kết hôn theo luật định.
B. Tổ chức hôn lễ linh đình
C, Báo cáo họ hàng hai bên,
D, Viết cam kết hôn nhân tự nguyện
Câu 20. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?
A. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu.
B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.
C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ.
D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối.
{-- xem tiếp nội dung Đề cương ôn tập thi HK2 môn GDCD 10 Trường THPT Phan Chu Trinh năm học 2018 - 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập thi HK2 môn GDCD 10 Trường THPT Phan Chu Trinh năm học 2018 - 2019. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
>>> Các em có thể tham khảo một số đề thi HK2 sau đây :