ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LOGIC HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
Câu 1: Khái niệm là gì? Cấu trúc của khái niệm? Lấy ví dụ minh hoạ.
- Khái niệm là 1 tư tưởng phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất, tất yếu của các sự vật hiện tượng trong hiện thực.
- Cấu trúc của khái niệm:
- Nội hàm của khái niệm: là toàn bộ những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng được phản ánh trong khái niệm.
- Ngoại diên của khái niệm: là tập hợp những sự vật hiện tượng có chứa những thuộc tính được phản ánh trong khái niệm.
- Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
- Giữa 2 khái niệm có quan hệ giống loài thì nội hàm và ngoại diên có quan hệ tỷ lệ nghịch. Ngoại diên càng rộng thì nội hàm càng hẹp và ngược lại.
- Quy luật cho thấy lượng thông tin chứa trong khái niệm càng ít thì phạm vi lớp đối tượng càng rộng và ngược lại lượng thông tin chứa trong khái niệm càng nhiều thì phạm vi đối tượng càng hẹp.
Câu 2: Phép phân chia khái niệm là gì? Các quy tắc phân chia khái niệm? Lấy ví dụ minh hoạ.
- Phép phân chia khái niệm là thao tác logic nhằm vào ngoại diên của nó để nhóm họp các khái niệm thành từng nhóm riêng biệt dựa trên những chuẩn xác định.
- Các quy tắc phân chia khái niệm:
- Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối.
- Tổng ngoại diên của khái niệm thành phần phân chia phải bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia.
X = a + b + c… (Trong đó: X là khái niệm bị phân chia; a, b, c … là các khái niệm thành phần)
- Nếu ngoại diên của khái niệm bị phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của khái niệm thành phần thì đó là phép phân chia thừa thành phần. (X < a + b + c…)
- Nếu ngoại diên của khái niệm bị phân chia lớn hơn tổng ngoại diên của khái niệm thành phần thì đó là phép phân chia thiếu thành phần. (X > a + b + c…)
- Quy tắc 2: Phân chia phải theo 1 cơ sở nhất định.
Trong quá trình phân chia ta có thể có nhiều cách phân chia khác nhau tuỳ theo cơ sở lựa chọn. Nhưng trong 1 phép phân chia phải giữ nguyên cơ sở đó nếu không sẽ mắc lỗi logic.
- Quy tắc 3: Các khái niệm thành phần phân chia phải loại trừ nhau (nằm trong quan hệ không hợp).
- Quy tắc 4: Phân chia phải liên tục không được vượt cấp. Nghĩa là phải phân chia từ khái niệm giống với loài gần gũi chứ không được chuyển sang loài xa vi phạm phép phân chia này sẽ lẫn lộn giữa giống và loài.
Câu 3: Định nghĩa khái niệm là gì? Các qui tắc định nghĩa khái niệm?
- Định nghĩa khái niệm là thao tác logic nhằm vào nội hàm của khái niệm để định ra phần cơ bản nhất trong nội hàm ấy sao cho từ đó có thể suy ra được những phần còn lại khác trong nội hàm khái niệm này và căn cứ vào đó có thể phân biệt được đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy với những đối tượng khác không nằm trong ngoại diên khái niệm.
- Các qui tắc định nghĩa khái niệm:
- Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối, ngoại diên của khái niệm được định nghĩa phải vừa bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa.
X = Y: Định nghĩa cân đối
Nếu X > Y: Định nghĩa hẹp quá
Nếu X < Y: Định nghĩa rộng quá.
- Quy tắc 2: Định nghĩa không được vòng quanh (khái niệm cần định nghĩa bằng chính nó).
- Quy tắc 3: Định nghĩa pahri rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, tránh lối ví von hình tượng nghệ thuật hoặc nêu những dấu hiệu thứ sinh.
- Quy tắc 4: Định nghĩa không nên phủ định. Khi xây dựng định nghĩa không nên sử dụng, cách phủ định khái niệm đối lập với khái niệm cần định nghĩa, vì như vậy chưa vạch ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa do đó không vạch ra được dấu hiệu bản chất của đối tượng.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập môn Logic học - ĐH Hàng Hải, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!