CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LOGIC HỌC CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1. Kẻ phạm tội không thể không có hành vi phạm pháp luật. Mà ông X không là kẻ phạm tội. Do vậy, ông X không thể có hành vi phạm pháp luật:
a. đúng
b. sai vì P trái dấu
c. sai vì M 2 lần k chu diên
Câu b đúng
Câu 2. Không kẻ xu nịnh nào là có lòng tự trọng. Mà ông X không có lòng tự trọng. Vậy chắc chắn ông X là kẻ xu nịnh. SUY LUẬN trên là:
a. đúng
b. sai do P trái dấu
c. sai vì M 2 lần k chu diên
Câu b đúng
Câu 3. Tử tù là kẻ phạm tội. Có 1 số kẻ phạm tội là người chưa thành niên. Vậy có một số tử tù là người chưa thành niên:
a. sai do P trái dấu
b. sai do S trái dấu
c. a, b đều đúng
Không câu nào đúng cả. Đáp án đúng là : Sai do S trái dấu VÀ M hai lần mang dấu trừ
Câu 4. SUY LUẬN nào sai:
a.{(avb)~a} -> b
b.{(avb) a} ->~b
c.{(av1bv1c)~a^~b}->c
Câu c đúng
Câu 5. Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra nếu đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm. Cơ quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Vậy đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm:
a. sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ
b. sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ
c. đúng
Câu b đúng
Câu 6. Di chúc k có giá trị pháp luật nếu di chúc được lập k do tự nguyện mà di chúc bà M lập do tự nguyện. Vậy di chúc bà M lập có giá trị pháp luật:
a. sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ
b. sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ
c. đúng
Câu b đúng.
Câu 7. Triết học là Khoa Học, Khoa học thì không có tính giai cấp. Vậy triết học không có tính giai cấp. Sai do:
a. M cả 2 lần không chu diên
b. S ở tiền đề và KL trái dấu
c. a, b sai
Câu c đúng
Câu 8. Bị cáo Q không phạm tội nhận hối lộ vì các vị đều biết theo luật định chỉ những người có chức có quyền mới phạm tội nhận hối lộ. Trong lúc đó mặc dù Q là con của Giám Đốc nhưng anh ta chỉ là một NV bình thường, nghĩa là hoàn toàn không có chức có quyền nhưng chẳng qua do Q là con của GĐ nên được người ta biếu xén quà cáp mà thôi:
a. S do tiểu tiền đề phủ định tiền từ
b. nguỵ biện
c.đúng
Câu c đúng
Câu 9. Muốn bác bỏ 1 mệnh đề tốt nhất nên:
a. CM mệnh đề đó sai
b. CM lập luận dẫn đến mệnh đề đó sai
c. CM mệnh đề đó dựa trên các căn cứ không xác thực
Câu b đúng
Câu 10. Để khẳng định “A vô tội” là sai, ta đưa ra mệnh đề “ A có tội” và CM rằng A có tội là đúng. Thao tác logic trên được gọi là :
a. CM phản chứng
b. nguỵ biện
c. bác bỏ
Câu c đúng
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!