Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Vinh Xuân

                                                                   

                                ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 10 - TRƯỜNG THPT VINH XUÂN

                Bài 1: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

         (Trích “ Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn)

I.Câu hỏi chuẩn bị bài

1. Em hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả, dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”?

2. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Chinh Phụ ngâm”( Thể loại, hoàn cảnh sáng tác, nội dung)

3. Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” có vị trí như thế nào? Viết về điều gì?

4. Ở tám dòng thơ đầu của đoạn trích tác giả thể hiện nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ thông qua những hành động, hình ảnh gì?

5. Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ thể hiện ra sao trong 8 dòng thơ tiếp theo?( lưu ý thời gian nghệ thuật, những từ láy, hành động nhân vật)

6. Tám dòng thơ cuối gởi gắm nỗi nhớ thương của người chinh phụ ra sao?

II.Một số đề luyện tập

1. Đọc kĩ tám dòng thơ đầu đoạn trích và trả lời câu hỏi

a, Xác định phương thức biểu đạt chính

b, Hành động nào được lặp lại của người chinh phụ, và điều đó có ý nghĩa gì?

c, Hình ảnh “hoa đèn” trong đoạn trích cho thấy nét  tình cảnh gì người chinh phụ

2. Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích trên.

 

Bài 2: TRUYỆN KIỀU

(Nguyễn Du)

I.Câu hỏi chuẩn bị bài

1. Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Du

2. Em hãy nêu những sáng tác chính trong sự nghiệp văn học của ông

3. Trình bày một số nét về đặc điểm nội dung, nghệ thuật trong những sáng tác đó

II.Một số đề luyện tập

1. Tìm đọc tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du( Truyện Kiều, Văn chiêu hồn)

2. Tìm đọc và chép một số  bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du

 

Bài 3: TRAO DUYÊN

(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

I.Câu hỏi chuẩn bị bài:

1. Xác định vị trí của đoạn trích “Trao duyên” và phân chia bố cục cho đoạn trích?

2. Trong 2 câu thơ đầu, lời trao duyên có gì đặc biệt (từ ngữ, hành động)? Nhận xét lời nhờ cậy?

3. Trong 6 câu tiếp theo, Thúy Kiều đã giãi bày tâm sự gì cùng với Thúy Vân? Mục đích của việc giãi bày ấy?

4. 4 câu thơ tiếp, Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào những lí lẽ nào? Em có nhận xét gì về từ ngữ tác giả sử dụng?

5. Thúy kiều đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật gì? Em có nhận xét gì về những kỉ vật ấy? Tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên?

6. Phân tích đoạn thơ “Mai sau ……thác oan”?

7. Trong 8 câu cuối của đoạn trích, Thúy Kiều đã ý thức thực tại của mình như thế nào?

8. Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

II.Một số đề luyện tập:

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

                                     ( Trích Trao duyên – Nguyễn Du)

a/ Nêu nội dung chính của văn bản trên? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

b/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung?

c/ Tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết? Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?

d/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ vẻ đẹp phẩm chất của Kiều qua văn bản trên?

Đề 2: Phân tích 12 câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên”?

Đề 3: Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Trao duyên”?

Bài 4: CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

I.Câu hỏi chuẩn bị bài:

1. Xác định vị trí đoạn trích “Chí khí anh hùng” và phân chia bố cục?

2. Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó được thể hiện qua những chi tiết nào?

3. Vì sao Từ Hải ra đi?

4. Từ Hải ra đi trong tư thế như thế nào? Em có nhận xét gì về tư thế ra đi của Từ Hải?

5. Trước quyết định của Từ Hải, Thúy Kiều có mong muốn gì? Em có nhận xét gì về mong muốn của Thúy Kiều?

6. Trước mong muốn của Kiều, Từ Hải đã trả lời như thế nào? Em hãy phân tích câu trả lời của Từ Hải?

7. Sau khi quyết định ra đi, Từ Hải đã có hành động, thái độ, cử chỉ như thế nào? Nhận xét hành động, thái độ, cử chỉ đó?

8. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “chim bằng”? Em hãy phân tích nó?

9. Qua đoạn trích, Từ Hải là người như thế nào?

10. Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”?

II.Một số đề luyện tập:

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn  phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

                                ( Trích Chí khí anh hùngNguyễn Du)

a/ Xác định thể thơ của văn bản?

b/ Em hiểu từ “trượng phu” và cụm từ “động lòng bốn phương”? Từ “thoắt”  nói lên điều gì trong tính cách của Từ Hải?

c/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp người anh hùng Từ Hải?

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp phẩm chất người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”?

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Vinh Xuân. Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Đạ Tẻh

                                                                                           ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?