A. LÝ THUYẾT:
- Tính chất hóa học của phi kim, clo, cacbon, cacbon oxit.
- Cấu tạo và ý nghĩa bảng HTTH các NTHH.
- Công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucôzơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein, polime.
- Tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucôzơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein, polime.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ. Thành phần và ứng dụng của khí thiên nhiên.
- Độ rượu là gì? Ý nghĩa độ rượu.
- Cách điều chế metan, etilen, axetilen, rượu etylic, axit axetic, glucôzơ, tinh bột, xenlulozơ.
Bài 1: Hãy hoàn thành các phản ứng sau:
Cl2 +H2 → | Na2CO3 +HCl | C2H2 +O2 |
Cl2+H2O | NaHCO3 +HCl | C2H2 +Br2 |
Cl2+H2O | Na2CO3 +Ca(OH)2 | C6H6 +Br2 |
Cl2 +Fe → | NaHCO3 +NaOH | C2H5OH +O2 |
Cl2+NaOH → | Na2CO3 + CaCl2 | C2H5OH + Na |
C+O2 → | CaCO3 → | C2H5OH +CH3COOH |
C+CO2 → | NaHCO3 → | CH3COOH + Mg |
C+H2 → | SiO2 +Na2CO3 | CH3COOH +NaOH |
C+CuO → | SiO2 +CaO | CH3COOH +CuO |
CO +O2 → | SiO2 +NaOH | CH3COOH +Na2CO3 |
CO+CuO→ | CH4 +O2 | (RCOO)3C3H5 +NaOH |
CO+Fe2O3 → | CH4 +Cl2 | (RCOO)3C3H5 + H2O |
CO2+ H2O → | C2H4 +Br2 | C2H4 +H2O |
CO2 +CaO → | C2H4 → | C2H5OH +O2→ |
CO2+NạOH | Cl2 +Fe | C6H12O6 +Ag2O |
Cl2 +H2 | Cl2+NaOH | C6H12O6 |
Cl2+H2O | Đchế Clo: MnO2 +HCl Cl2+NaOH |
|
Bài 2: Điền đầy đủ các thông tin vào các ô trống trong bảng sau:
| Công thức phân tử | Công thức cấu tạo | Trạng thái |
Metan |
|
|
|
Etilen |
|
|
|
Axetilen |
|
|
|
Benzen |
|
|
|
Rượu etilen |
|
|
|
Axit axetic |
|
|
|
Bài 3: Chứng minh dung dịch H2CO3 là axit yếu, không bền?
Bài 4: NaHCO3 là hợp chất có tính chất lưỡng tính. D ẫn ra các phương trình hóa học chứng minh?
Bài 5: Chứng minh SiO2 là oxit axit?
Bài 6: Viết cấu tạo của axit axetic. Chứng minh axit axetic có đầy đủ tính chất hóa học giống với axit vô cơ. Viết phương trình hóa học.
Bài 7: Từ nguyên liệu ban đầu là tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác, viết phương trình hóa học điều chế CH3COOC2H5.(coi như các điều kiện có sẵn)
Bài 8: Từ CO2 và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình hóa học điều chế C2H5ONa (coi như các điều kiện có sẵn)
Bài 9: Từ glucozo và các chất vô cơ viết phương trình hóa học điều chế CH3COOC2H5, PE coi như các điệu kiện phản ứng có đủ.
Bài 10: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm II. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất (kim loại, phi kim) của nguyên tố A.
Gợi ý: **Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A:
- Điện tích hạt nhân:
- Số p:
- Số e:
- A ở chu kì 4 " nguyên tử A có ..... lớp electron
- A thuộc nhóm II " lớp ngoài cùng ...... electron.
** Tính chất:
Vì A nằm ở gần đầu chu kì 4 " A là .......
B. BÀI TẬP:
I. Phần Trắc nghiệm:
Câu 1. Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với chất có công thức phân tử C2H6O?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Để xác định một chất X là chất hữu cơ hay chất vô cơ, người ta thường dựa vào:
A. Trạng thái tồn tại
B. Thành phần nguyên tố
C. Màu sắc
D. Độ tan trong nước
Câu 3. Dãy các chất nào sau đây là hiđro cacbon:
A. CH4, C2H4, CH4O, CH3Cl.
C. CH4, C2H4, C3H6, C6H6.
B. CH4, C2H4, CH4O, C6H6.
D.C2H6ONa, C2H4, CH4O, CH3Cl
Câu 4. Dãy các chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:
A. CH3Cl, C2H6ONa, CaCO3.
C. C3H6, C6H6, CH3Cl.
B. C2H6ONa, CaCO3, CH4.
D. CO2, C3H6, C6H6.
Câu 5. Chất béo và axit axetic đều phản ứng được với
A. Na
B. Na2CO3
C. NaOH
D. HCl
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 6 đến câu 26 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)----
II. Phần tự luận:
Dạng 1. Nhận biết:
Bài 1:
a. Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: Rượu etylic, axic axetic, hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trong mỗi lọ nói trên (biết dụng cụ và hoá chất đủ).
b.Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: Rượu etylic, axit axetic, glucozơ và nước. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 dung dịch trên. Viết phương trình (nếu có).
c.Hãy nhận biết 7 lọ khí sau bị mất nhãn: C2H2, CH4, C2H4, CO2; H2; Cl2; CO.
d. Hãy nhận biết 4 chất lỏng sau bị mất nhãn: C2H5OH, CH3COOH, C6H6: C6H12O6
e. Nêu phương pháp nhận biết các chất sau: glucôzơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Bài 2: Nhận biết các chất sau:
a. CO2,CH4,C2H4 & Cl2
b. Cl2 ,SO2,CH4 & C2H2
c. CO2,Cl2,CO,H2
d. Rượu etylic , axitaxetic, glucozơ ,benzen,
e. Axit axetic, rượu etylic,eylaxetat, ben zen
g. Tinh bột, glucoz ơ, saccarozơ
Dạng 2: Tìm CTHH của hợp chất hữu cơ:
Bài 1. Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO2 và 3,6g H2O .
a. Xác định công thức của A. Biết khối lượng phân tử của A là 60 đvC.
b. Viết CTCT có thể có của A.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít một hiđrôcacbon ở thể khí thu được 3,36 lít CO2 và 3,36 lít hơi H2O. Xác định CTPT. (thể tích các khí đo ở cùng đk về nhiệt độ, áp suất)
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ A thu được 4,48 lít CO2 ở đktc và 4,5 gam H2O.
- Xác định CTPT của A biết dA/H2 = 37
- Viết CTCT của A biết A có nhóm -OH
- Viết PTHH của A với Na
Bài 4: Hợp chất A có thành phần các nguyên tố: 53,33%C; 15,55%H; 31,12%N. Tìm CTPT của A, biết A có phân tử khối là 46.
Bài 5: Đốt cháy m gam hợp chất hữu cơ X cần dùng 28,8 gam oxi thu được 39,6 gam CO2 và 20,16 lít hơi nước (đktc).
a. Tính m?
b. Xác định CTPT của X biết hơi X có tỉ khối đối với không khí 5,86 < dX/kk<6,55
Dạng 3 : Bài tập hỗn hợp
Bài 6: Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí etilen và axetilen vào bình đựng nước brom dư, khi phản ứng xong nhận thấy khối lượng bình đựng dung dich brom tăng thêm 11gam.
a/ Xác định thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ?
b/ Nếu đốt 8,96 lít hỗn hợp trên thì cần bao nhiêu lít oxi và tạo ra bao nhiêu lít CO2? (các thể tích đo ở đktc.)
Bài 7: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp gồm C2H4 và CH4 qua bình đựng dd Brom. Thấy khối lượng bình tăng 5,6g.
a. Tính % các chất trong hỗn hợp theo V, theo m ?
b. Nếu đốt hỗn hợp trên. Tính V kkhí cần dùng biết V khí oxi = 1/5 Vkkhí
c.Cho CO2 ở trên sục vào 250ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Xác định muối và tính khối lượng ? Biết V các khí đều được đo ở ĐKTC
Bài 8: Cho 70 lít hh khí X gồm CH4; C2H4; C2H2 từ từ lội qua dd brom dư thì thấy có 480g brom tham gia pư và chỉ còn 28 lít khí đi ra khỏi bình chứa.
a. Viết các PTPƯ?
b. Tính thể tích và thành phần % theo thể tích các khí trong hh X. Biết Vkhí đo ở đktc?
Bài 9: Cho 27,2g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic nguyên chất tác dụng hoàn toàn với Na. Sau phản ứng dẫn toàn bộ khí thu được đem khử hoàn toàn đồng (II) oxit thì thu được 16g đồng. Tính khối lượng và % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
Dạng 4: BT về độ rượu, hiệu suất; nồng độ dung dịch:
Bài 10 : Đốt cháy 30 ml rượu êtylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm cháy đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 100 g kết tủa.
- Tính Vkk để đốt cháy lượng rượu đó (biết không khí chứa 20% O2 về thể tích).
- Xác định độ rượu biết Drượu = 0,8g/ml.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 9 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.