TRƯỜNG THCS DƯƠNG VĂN AN
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
MÔN LỊCH SỬ 7
I/ Phần lịch sử thế giới
Câu 1/ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào ?
- Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
- Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Xuất hiện 2 tầng lớp mới -> Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.
Câu 2/ Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa?
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt được biến thành của riêng mình.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh địa.
- Đặc điểm trong lãnh địa :
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (khép kín, tự cấp tự túc)
+ Cư dân: Lãnh chúa và nông nô (Nông nô phụ thuộc hoàn toàn lãnh chúa)
Câu 3/ Kể tên các cuộc phát kiến địa lý?
- Va-xcô đơ Ga-ma
- Đi-a-xơ
- Ma-gien-lan
- Cô –lôm-bô
Câu 4/ So sánh xã hội phong kiến ở Phương Đông và phương Tây?
| Phương Đông | Phương Tây | |
Quá trình hình thành phát triển | - Ra đời sớm kết thúc muộn (từ thế kỷ thứ III TCN đến giữa thế kỷ XIX) - Phát triển chậm. -> bị chủ nghĩa tư bản xâm lược. | - Ra đời muộn kết thúc sớm (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XVI).
- Phát triển nhanh. -> chủ nghĩa tư bản hình thành. | |
Kinh tế | - Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn. - Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công. | - Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong lãnh địa phong kiến. - Nông nghiệp kết hợp với công thương nghiệp. | |
Xã hội | - Địa chủ. - Nông dân lĩnh canh. | - Lãnh chúa phong kiến - Nông nô. | |
Phương thức bóc lột | Địa tô | ||
Thể chế nhà nước | Quân chủ chuyên chế. | Quân chủ phân quyền. | |
II. Phần lịch sử Việt Nam
Câu 5/ Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981?
A. Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn ® quân Tống xâm lược.
B. Diễn biến:
- Đầu năm 981, quân Tống tiến theo 2 đường: thuỷ và bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Ông cho quân đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn quân thuỷ của địch. Nhiều trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Cuối cùng quân thủy bị đánh lui.
-Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, không kết hợp được với quân thủy nên quân Tống bị tổn thất nặng nề, buộc phải rút quân về nước.
C. Kết quả, ý nghĩa:
- Cuộc kháng chiến thắng lợi.
D. Ý nghĩa
+ Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
Câu 6/ Sự thành lập nhà Lý?
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời.
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
- 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
+ Vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối.
+ Giúp việc cho vua là các đại thần, các quan văn võ.
+ Ở địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, phủ; dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
Câu 7/ Nêu chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?
- Đối nội:
+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc: gả công chúa, ban tước cho các tù trưởng miền núi
+ Kiên quyết trấn áp những kẻ muốn tách khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo:
+ Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa.
+ Kiên quyết dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa.
=> tác dụng: củng cố quốc gia thống nhất, tạo điều kiện bảo vệ và xây dựng đất nước lâu dài.
---(Để xem tiếp nội dung và đáp án đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020 trường THCS An Dương Vương có đáp án. Để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục: