ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA 10 NĂM HỌC 2020-2021
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
I. Thành phần nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron.
| Proton | Nơtron | Electron |
Kí hiệu | p | n | e |
Khối lượng u (đvC) | 1 | 1 | 0,00055 |
Khối lượng (kg) | 1,6726.10-27 | 1,6748.10-27 | 9,1095.10-31 |
Điện tích nguyên tố | 1+ | 0 | 1– |
Điện tích C (Culông) | 1,602.10-19 | 0 | –1,602.10-19 |
Kết luận :
- Hạt nhân mang điện tích dương, vỏ electron mang điện tích âm
- Tổng số p = số e trong nguyên tử
II. Điện tích và số khối hạt nhân
1. Điện tích hạt nhân
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron
2. Số khối hạt nhân
A = Z + N
3. Nguyên tố hóa học
Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.
Số hiệu nguyên tử (Z) : Z = p = e
Kí hiệu nguyên tử :
Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử, X là ký hiệu hóa học của nguyên tử.
III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình
1. Đồng vị
Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A)
Các đồng vị bền có : với Z < 83 hoặc : với Z ≤ 20.
2. Nguyên tử khối trung bình
Gọi là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 ... là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%...
Ta có : \(\overline{A}=\frac{a.{{A}_{1}}\,+\,\,b.{{A}_{2}}\,+\,....}{100}\)
IV. Lớp và phân lớp electron
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự và kí hiệu các lớp :
n | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Tên lớp | K | L | M | N | O | P | Q |
Tổng số electron trong một lớp là 2n2
Số thứ tự của lớp electron (n) | 1 | 2 | 3 | 4 |
Kí hiệu tương ứng của lớp electron | K | L | M | N |
Số electron tối đa ở lớp | 2 | 8 | 18 | 32 |
2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường : s, p, d, f.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp.
Ví dụ : Lớp K (n = 1) chỉ có một phân lớp s.
Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p.
Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d…
Số electron tối đa trong một phân lớp : Phân lớp s chứa tối đa 2 electron ; Phân lớp p chứa tối đa 6 electron ; Phân lớp d chứa tối đa 10 electron ; Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.
V. Cấu hình electron trong nguyên tử
1. Mức năng lượng
Trật tự mức năng lượng :
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ...
Mức năng lượng tăng dần.
Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử :
Xác định số electron
Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng
Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.
Ví dụ : Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26)
1s22s22p63s23p64s23d6
Sắp xếp theo mức năng lượng
1s22s22p63s23p63d64s2
Cấu hình electron
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Nguyên tắc sắp xếp :
Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một hàng.
Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
Lưu ý : Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa.
2. Cấu tạo của bảng tuần hoàn:
a. Ô nguyên tố : Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử, bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng tổng số electron của nguyên tử.
b. Chu kì:
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử.
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì :
Chu kì nhỏ là các chu kì 1, 2, 3. Mỗi chu kì nhỏ gồm 8 nguyên tố, trừ chu kì 1 chỉ có hai nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6 ,7. Chu kì 4 và chu kì 5 mỗi chu kì có 18 nguyên tố. Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
c. Nhóm :
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Nhóm A : Gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA, số thứ tự của nhóm bằng số electron hóa trị (số electron ở lớp ngoài cùng), nhóm A gồm các nguyên tố s và p. Nhóm A còn được gọi là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính.
Nhóm B : Gồm 8 nhóm từ IB đến VIIIB, số thứ tự của nhóm B bằng số electron hóa trị (số electron lớp ngoài cùng và số electron của phân lớp d sát lớp ngoài nếu phân lớp đó chưa bão hòa), nhóm B gồm các nguyên tố d và f. Nhóm B còn được gọi là các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ.
Nguyên tố s, p, d, f là các nguyên tố có các electron ngoài cùng lần lượt điền vào các phân lớp s, p, d, f.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng 1: Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử
Câu 1: Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số p, n, e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Công thức của M2X là:
Câu 2: Trong ion dương XY4+ có tổng số hạt bằng 29 và tổng số hạt mang điện dương bằng 11. Nguyên tử X có số hạt mang điện dương nhiều hơn số hạt mang điện dương trong Y bằng 6. Và số hạt không mang điện X nhiều hơn số hạt không mang điện trong Y bằng 7. Tổng số hạt không mang điện của hai nguyên tử X và Y là:
Câu 3: Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là
Câu 4: Một nguyên tử X có số khối là 80, X có tỉ lệ số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 14/9. Số hạt không mang điện là
Câu 5: Nguyên tử Y có tổng số hạt là 30. Số hạt mang điện dương là
2. Dạng 2: Bài tập về nguyên tử khối trung bình và đồng vị
Câu 1: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là và nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị là
Câu 2: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl trong đó 35Cl chiếm 75,77% số nguyên tử. Phần trăm khối lượng 37Cl trong HClOn là 13,09%. Giá trị của n là:
Câu 3: Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Đồng vị còn lại của Cu là
3. Dạng 3 : Xác định nguyên tố dựa vào công thức tổng quát
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong hợp chất khí của X với hiđro, X chiếm 82,35% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
Câu 2: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH2. Trong oxit cao nhất của nó chứa 60% oxi về khối lượng.
a) Viết công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro.
b) Tìm công thức axit ứng với oxit cao nhất, tính phần trăm khối lượng của R trong công thức axit đó.
4. Dạng 4 : Giải thích sự tạo thành phân tử và viết công thức cấu tạo của phân tử
Câu 1: Cho dãy các oxit sau đây: Na2O, MgO, Cl2O7, SO2
Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố lần lượt bằng:
Na: 0,93 ; Mg: 1,31 ; Cl: 3,16 ; O: 3,44
Hãy dự đoán kiểu liên kết của các hợp chất trên.
Câu 2: Cho các hợp chất: Cl2, CO2, N2, NH3, CH4, H2O, C2H6
a, Viết công thức electron và công thức cấu tạo
b, Xác định cộng hóa trị của các hợp chất trên
Câu 3: Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron, sơ đồ biểu diễn sự tạo thành liên kết ion khi cho
a. Kali tác dụng với khí clo
b. Magie tác dụng với khí oxi
c. Canxi tác dụng với lưu huỳnh
Câu 4: Xác định số OXH của S trong các hợp chất:
H2S, S, H2SO3, SO3, H2SO4, Al2(SO4)3, HSO4-
5. Dạng 5: Phương pháp giải bài tập áp dụng định luật bảo toàn electron
Câu 1: Cho m gam Al (cho MAl = 27) phản ứng hoàn toàn dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Câu 2: Hòa tan 21,9 gam hỗn hợp Al và Cu (cho MAl = 27, MCu = 64) trong HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng HNO3 đã phản ứng.
Câu 3: Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Câu 4: Hòa tan m gam nhôm bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X gồm N2, NO2 (biết tỉ khối X so với H2 bằng 20). Giá trị m là
Câu 5: Cho 3,024 gam một kim loại R tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại R là
C. BÀI TẬP RẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tử luôn trung hoà điện nên
A. tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton
B. tổng số hạt nơtron luôn bằng tổng số hạt electron
C. tổng số hạt nơtron luôn bằng tổng số hạt proton
D. tổng số hạt nơtron và proton luôn bằng tổng số hạt electron
Câu 2: Trong nguyên tử hạt mang điện là
A. chỉ có hạt proton.
B. chỉ có hạt electron.
C. Hạt nơtron và electron
D. hạt electron và proton.
Câu 3: Trong hạt nhân nguyên tử(trừ H), các hạt cấu tạo nên hạt nhân gồm:
A. nơtron.
B. electron.
C. proton, nơtron và electron.
D. pronton và nơtron.
Câu 4: Đường kính của nguyên tử có cỡ khoảng bao nhiêu?
A. 10-6 m
B. 10-8 m
C. 10-10 m
D. 10-20 m
Câu 5: Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử
A. Có cùng điện tích hạt nhân
B. Có cùng nguyên tử khối
C. Có cùng số khối
D. Có cùng số notron trong nguyên tử
Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng
A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số hạt notron
B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron
C. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron do đó số khối khác nhau
D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn
Câu 7: Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động như thế nào xung quanh hạt nhân?
A. Chuyển động rất nhanh không theo những quỹ đạo xác định.
B. Chuyển động rất nhanh theo những quỹ đạo xác định.
C. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.
D. Chuyển động rất không nhanh và không theo những quỹ đạo xác định.
Câu 8: Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng như thế nào?
A. Bằng nhau
B. Không bằng nhau
C. Gần bằng nhau
D. KXĐ
Câu 9 : Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng như thế nào?
A. Bằng nhau
B. Không bằng nhau
C. Gần bằng nhau
D. KXĐ
Câu 10: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa
A. 4s2
B. 4p6
C. 4d5
D. 4f4
---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm học 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!