TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2020-2021 |
I. Thống kê nội dung các chủ đề đã học
1. Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân:
- Bài 1: Sống giản dị.
- Bài 2: Trung thực.
- Bài 3: Tự trọng.
- Bài 11: Tự tin.
2. Chủ đề 2: Quan hệ với người khác:
- Bài 5: Yêu thương con người.
- Bài 6: Tôn sư trọng đạo.
- Bài 7: Đoàn kết tương trợ
- Bài 8: Khoan dung.
3. Chủ đề 3: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại:
- Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa.
- Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Hệ thống kiến thức các nội dung đã học
A. Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân:
1. Bài 1: Sống giản dị
a. Khái niệm và biểu hiện:
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
- Biểu hiện:
+ Không xa hoa, lãng phí.
+ Không cầu kỳ, kiểu cách.
+ Không chạy theo vật chất và hình thức bề ngoài.
b. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân:
+ Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.
+ Đỡ tốn thời gian, công sức vào những việc không cần thiết.
+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ.
- Đối với gia đình: Giản dị => Tiết kiệm => Giúp cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn.
- Đối với xã hội: Làm xã hội trong sạch hơn.
c. Rèn luyện:
- Ăn mặc, tác phong phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
- Không đua đòi chạy theo nhu cầu vật chất hình thức bên ngoài, không đua đòi những trào lưu của xã hội.
- Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
- Đối xử với mọi người một cách chân thành, cởi mở.
- Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn.
- Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.
2. Bài 2: Trung thực
a. Khái niệm và biểu hiện:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải.
- Biểu hiện:
+ Luôn nói đúng sự thật.
+ Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
+ Sống ngay thẳng, thật thà.
b. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân:
+ Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người.
+ Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá và được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
c. Rèn luyện:
- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.
- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.
- Ra ngoài phải thật thà, trung thực, nhặt được của rơi trả người đánh mất.
3. Bài 3: Tự trọng
a. Khái niệm và biểu hiện:
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
- Biểu hiện:
+ Cư xử đàng hoàng, đúng mực, có văn hóa.
+ Biết giữ lời hứa.
+ Luôn làm tròn nhiệm vụ được giao.
+ Không để người khác nhắc nhở, chê trách.
b. Ý nghĩa:
- Tự trọng là đức tính cao quý và cần thiết của mỗi con người
- Giúp người ta có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người.
- Nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
- Tránh những việc làm xấu ảnh hưởng đến danh dự của bản thân và gia đình.
c. Rèn luyện:
- Khi mình thiếu sót thì phải tự biết nhận khuyết điểm.
- Phải luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình.
- Phải tôn trọng lẽ phải và làm theo lẽ phải.
- Tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh.
- Sống đúng với chuẩn mực và phải suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.
- Luôn giữ lời hứa với bạn bè, người thân.
4. Bài 11: Tự tin
a. Khái niệm và biểu hiện:
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc.
- Biểu hiện:
+ Chủ động, dám nghĩ, dám làm.
+ Không hoang mang, dao động.
+ Biết tự giải quyết công việc của mình.
+ Gặp việc khó khăn không nản.
+ Không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
+ Mạnh dạn, không lúng túng.
b. Ý nghĩa: Tự tin giúp người ta có thêm sức mạnh, nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn.
c. Rèn luyện:
- Xác định được ước mơ, mục đích của mình.
- Chủ động, tự giác học tập.
- Tham gia các hoạt động tập thể để hòa nhập với nhiều người.
- Luôn cố gắng tin tưởng vào khả năng của mình trước khi làm một việc gì đó.
- Khắc phục tính rụt rè bằng cách tham gia nhiều hoạt động tập thể, nơi đông người.
- Cố gắng làm việc trên khả năng của mình không phải dựa dẫm nhiều vào người khác.
B. Chủ đề 2: Quan hệ với người khác:
1. Bài 5: Yêu thương con người
a. Khái niệm và biểu hiện:
- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất à những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của người khác => Mong muốn đem lại hạnh phúc cho họ
- Biểu hiện:
+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với người khác.
+ Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm.
+ Biết hy sinh quyền lợi cả bản thân cho người khác.
b. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân:
+ Được mọi người quý trọng.
+ Có cuộc sống thanh thản.
- Đối với xã hội:
+ Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
+ Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
c. Rèn luyện:
- Quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
- Biết tha thứ, hy sinh, có lòng vị tha.
- Phản đối thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, sống độc ác.
--- Để xem tiếp nội dung phần Hệ thống kiến thức các nội dung đã học của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---
III. Một số câu hỏi tự luận
Câu 1: Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện? Nêu ý nghĩa sống giản dị?
Gợi ý:
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
- Biểu hiện không xa hoa, lãng phí không cầu kì kiểu cách, không chạy theo vật chất bên ngoài.
- Ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến
Câu 2: Trung thực là gì? trung thực biểu hiện? Lấy vài ví dụ thể hiện sự trung thực của mình trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
Gợi ý:
- Trung thực: là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
- Biểu hiện: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Ví dụ: Trong học tập: không nói dối thầy cô, không copy bài của bạn, không lật tài liệu, khi có lỗi thì phải nhận lỗi. Trong cuộc sống: không tham lam, không nói dối cha mẹ, khi có lỗi thì phải nhận lỗi.
Câu 3: Trung thực có ý nghĩa như thế nào? Bản thân em sống Trung thực như thế nào?
Gợi ý:
- Là một đức tính cần thiết quý báu.
- Nâng cao phẩm giá.
- Được mọi người tin yêu kính trọng.
- Xã hội lành mạnh.
- Bản thân em sống trung thực: Sống ngay thẳng, thật thà, không đổ lỗi cho người khác, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không sợ kẻ xấu, không tham lam, nhặt của rơi trả lại người mất, trong học tập không nói dối thầy cô và các bạn, không quay cóp khi kiểm tra, không lật tài liệu.
- Ca dao tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng.
- Ăn ngay nói thẳng: Nhặt của rơi trả lại người mất.
Câu 4: Tự trọng là gì? Biểu hiện ra sao? Thế nào là tự trọng?
Gợi ý:
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
- Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ.
Câu 5: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? Nêu ca dao tục ngữ nói về sống tự trọng? Bản thân em rèn luyện tính tự trọng như thế nào?
Gợi ý:
Ý nghĩa:
- Là phẩm chất cần thiết, quý báu.
- Giúp ta nâng cao phẩm giá.
- Được mọi người yêu quý.
- Bản thân rèn luyện: Biết tôn trọng người khác, lắng nghe ý kiến của người khác, lễ phép, trung thực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ, không để người khác phải nhắc nhở chê trách.
- Ca dao tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm; Cây ngay không sợ chết đứng.
Câu 6: Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung?
Gợi ý:
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến,tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
--- Để xem tiếp nội dung phần Một số câu hỏi tự luận của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về máy tính ---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo một số tài liệu cùng chuyên mục dưới đây: