ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 10 HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2018-2019
A. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Bài 1:THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học
+ Khái niệm triết học
+ Khái niệm thế giới quan
+ Khái niệm phương pháp luận
- Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
+ Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật
+ Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy tâm
+ Nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng
+ Nội dung cơ bản của phương pháp luận siêu hình
Bài 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
+ Thế nào là vận động
+ Thế nào là phát triển
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất; phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
- Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Phân biệt được mặt đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Biết phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng
Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng
+ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
+ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
- Nêu được ví dụ chứng minh sự phát triển theo hình “ xoắn ốc”
Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
- Biết được nhận thức là gì
+ Nhận thức cảm tính
+Nhận thức lí tính
- Hiểu được khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Khái niệm thực tiễn
+ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
/ Thực tiễn là động lực của nhận thức
/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
- Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn
Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XH
- Nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử
+ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình
+ Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
+ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
- Hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, phát triển của xã hội phải vì hạnh phúc của con người
- Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
- Đồng tình, tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất nước, của nhân loại.
B. CÂU HỎI THAM KHẢO:
I. Bài tập tự luận
Câu 1. Thế nào chất, lượng? Ví dụ. Chất và lượng của sự vật và hiện tượng khác nhau như thế nào?
Câu 2. Trình bày mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Xác định độ và điểm nút trong ví dụ cụ thể.
Câu 3. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
Câu 4. Thế nào là phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình? Lấy ví dụ.
Câu 5. Thế nào là phủ định của phủ định? Vẽ sơ đồ phủ định của phủ định. Khuynh hướng phát triển của SVHT là gì? Ví dụ.
Câu 6. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
Câu 7. Nhận thức, nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính là gì? Cho Ví dụ
Câu 8. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính.
Câu 9. Thực tiễn là gì? Nêu và lấy ví dụ về các hình thức cơ bản của thực tiễn. Hình thức nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 10. Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ví dụ.
Câu 11. Sưu tầm một số câu tục, thành ngữ thể hiện nội dung trên.
Câu 12. Liên hệ kiến thức bài học với thực tế, liên hệ bản thân.
Câu 13. Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập tình huống.
Câu 14. Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ.
Câu 15. Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân?
Câu 16. Thế nào là phủ định biện chứng? Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay?
Câu 17. Thực tiễn là gì? Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?.cho vd
Câu 18. Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thế nào đối với quá trình học tập của em?
Câu 19. Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?
Câu 20. Có ý kiến cho rằng:Trong tương lai với sự phát triển của công nghệ 4.0 Robot-(người máy) sẽ thay thế con người trong rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội .Vì vậy vai trò chủ thể xã hội của con người sẽ dần bị thay thế.
Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2018-2019, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!