SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2018 – 2019 |
Chương trình CƠ BẢN | Môn: Vật Lí 10 |
ĐỀ 1
Câu 1: ( 1,0 điểm) Phát biểu định luật I Newton.
Câu 2: ( 1,0 điểm ) Phát biểu định luật Húc (Hooke) ? Viết công thức và cho biết ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng?
Câu 3: (2,0 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn ? Viết công thức và cho biết ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng ?
Câu 4: (1,0 điểm) Hai chiếc tàu thuỷ mỗi chiếc có khối lượng 8000 tấn ở cách nhau 0,5km. Tính lực hấp dẫn giữa chúng.
Câu 5: (2,0 điểm) Một lò xo dãn ra đoạn 1cm khi treo vật có m = 100g, g = 10m/s2
a) Tính độ cứng của lò xo.
b) Muốn lò xo dãn ra 5cm thì phải treo vật khối lượng m’ là bao nhiêu?
Câu 6: (2,0 điểm) Một ô tô khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường ngang, sau khi đi được 100m thì đạt vận tốc 36km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường luôn luôn là 0,05. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Tính lực ma sát của bánh xe với mặt đường
c) Tình lực kéo của động cơ xe.
Câu 7: (1,0 điểm) Một vật được ném theo phương nằm ngang với ban đầu v0 =10m/s ở độ cao h= 80m. Lấy g=10m/s2, bỏ qua lực cản của không khí.
Hãy xác định : ( Học sinh không cần vẽ hình )
a) Thời gian vật bay trong không khí
b) Tầm bay xa của vật
ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung yêu cầu | Điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Phát biểu định luật I Newton. - Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều | 1đ |
Câu 2 (1 điểm) | Phát biểu định luật Húc (Hooke) ? -Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo Fđh=k│Δl│ k là độ cứng ( hay hệ số đàn hồi) (N/m) Δl là độ biến dạng (m) |
0,5đ 0,25đ
0,25đ |
Câu 3 ( 2 điểm) | Phát biểu dịnh luật vạn vật hấp dẫn ? Viết công thức và cho biết ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng ? - Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn - Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng - Công thức : \({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\) G: hắng số hấp dẫn = 6,67.10-11 Nm2/kg2 m1, m2: khối lượng hai chất điểm ( kg) r là khoảng cách giữa hai chất điểm ( m) |
0,25
0,75
0,5
0,5 |
Câu 4 (1 điểm) |
\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\) = 0,017N | 0,5 0,5 |
Câu 5 ( 2 điểm) | a) k│Δl│= mg k= 100N/m b) k│Δl’│= m’g m’= 0,5kg | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 6 ( 2 điểm) | a) v2 – v02 = 2as => a= 0,5 m/s2 b) Vẽ hình đúng c) (1)/Ox: Fk = ma + Fms Fk = 1000N | 0,25đ 0,25đ 1đ 0,25đ 0,25đ |
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề thi HK1 môn Vật lý 10 năm 2018-2019 THPT Trần Nhân Tông. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập