Đề cương môn Tâm lý học đại cương - ĐH Sư phạm Tây Nguyên

ĐỀ C­ƯƠNG MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN


CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC

  • Phân tích đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học giáo dục. Nghiên cứu tâm lý học giáo dục có ý nghĩa gì trong hoạt động giáo dục?
  • Trình bày mối quan hệ của tâm lý học giáo dục với các chuyên ngành khoa học khác.
  • Phân tích bản chất của tâm lý người. Từ đó, rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
  • Phân tích các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học giáo dục và ứng dụng của chúng trong nghiên cứu tâm lý học sinh tiểu học, HS THCS và HS THPT.
  • So sánh sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác, giữa tư duy và tưởng tượng; Giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Cho ví dụ và phân tích ví dụ.
  • So sánh tình cảm và nhận thức. Cho ví dụ và phân tích ví dụ.
  • Nêu nội dung các qui luật và việc ứng dụng qui luật của tình cảm vào đời sống và trong công tác giảng dạy.

BÀI TẬP - THẢO LUẬN - THỰC HÀNH

  • Phân tích tính chủ thể trong phản ánh tâm lí ở người, ứng dụng trong dạy học.
  • Phân tích bản chất xã hội của tâm lí người, rút ra kết luận sư phạm
  • Kể tên những phương pháp nghiên cứu tâm lí học và chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng phương pháp.
  • Mối quan hệ của Tâm lý học giáo dục với các chuyên ngành khoa học khác.
  • Hãy giải thích câu nói: “Cảm giác là viên gạch đầu tiên để xây dựng nên tòa lâu đài nhận thức”.
  • Sưu tầm các video clip, trích đoạn phim, phân tích để chỉ ra đặc điểm của tình cảm bộc lộ trong các nhân vật qua video đó.
  • Sưu tầm những câu chuyện về ý chí của con người.

 CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM

  • Nêu những quan niệm khác nhau về trẻ em.
  • Trình bày quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em.
  • Nêu sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em.
  • Nêu vị trí, ý nghĩa của các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ em.
  • Nêu những điều kiện phát triển tâm lý ở các lứa tuổi của trẻ em.
  • Nêu những đặc điểm cơ bản về sự phát triển tâm lý của trẻ em ở các lứa tuổi.

BÀI TẬP - THẢO LUẬN - THỰC HÀNH

  • Vẽ sơ đồ biểu diễn sự phát triển tâm lý của trẻ em.
  • Chỉ ra những nét riêng về sự phát triển thể chất và tâm lý của các lứa tuổi HS, từ đó rút ra nhận xét khái quát.

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  • Đối tượng của hoạt động học.
  • Phân tích các đặc điểm của hoạt động học.
  • Khái niệm là gì? Cho ví dụ minh họa.
  • Trình bày bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm.
  • Phân tích cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm.
  • Trình bày các mức độ biểu hiện của quá trình hình thành khái niệm.
  • Trí tuệ là gì? Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ? Quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ

BÀI TẬP - THẢO LUẬN - THỰC HÀNH

  • Phân tích và phát hiện khả năng ứng dụng thuyết hành vi và Thuyết hoạt động trong dạy học.
  • Sự hình thành hoạt động học. Rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
  • Thiết kế quy trình hình khái niệm mới ở học sinh

CHƯƠNG 4. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

  • Đạo đức là gì? Cho ví dụ minh họa.
  • Hành vi đạo đức là gì? Phân tích các tiêu chuẩn giá trị của hành vi đạo đức
  • Phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.
  • Thực chất của việc giáo dục đạo đức cho học sinh là gì? Vì sao?

BÀI TẬP - THẢO LUẬN - THỰC HÀNH

  • Hãy làm rõ nhận định sau: “Trong lĩnh vực đạo đức, chỉ riêng ý định trung thực chưa đủ điều kiện để hành vi đạt kết quả tốt nhất”.
  • Tìm hiểu thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay.
  • Cho ví dụ và phê phán những hành vi thiếu đạo đức ở học sinh hiện nay. Phân tích nguyên nhân của những hành vi đó.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương môn Tâm lý học đại cương - ĐH Sư phạm Tây Nguyên, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?