Đề cương hướng dẫn ôn tập Xã hội học đại cương

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

 

1. Xã hội học là gì? Đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác? 1.1. Xã hội học là gì?

  •  Xã hội học là một khoa học
    • Cũng như tất cả các bộ môn khoa học khác, xã hội học (XHH) là một khoa học độc lập, có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của nó trong nền khoa học thế giới:
      • Thứ nhất: XHH có một đối tượng nghiên cứu cụ thể. Nó trả lời cho câu hỏi “nghiên cứu ai, nghiên cứu cái gỉ?”. Điều đó có nghĩa là một sự vật hoặc hiện tượng được đặt trong sự quan tâm của một môn khoa học như thế nào. Cũng có thể là đối tượng nghiên cứu của những bộ môn khoa học khác nhau, nhưng mỗi khoa học nghiên cứu đối tượng đó trên các góc độ, khía cạnh khác nhau.
      • Thứ 2: XHH có một hệ thống lý thuyết riêng trả lời cho câu hỏi: “ Dựa trên cơ sở nào để nghiên cứu xã hội?”. Hệ thống lý thuyết là các khái niệm, phạm trù, quy luật, các học thuyết xã hội được sắp xếp một cách lôgíc và hệ thống.
      • Thứ 3: XHH có một hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng, trả lời cho câu hỏi: “Nghiên cứu như thế nào? Bằng cách nào?”. Mỗi khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng và cũng gồm 2 bộ phận phương pháp riêng và phương pháp kế thừa từ các khoa học khác.
      • Thứ 4: XHH có mục đích ứng dụng rõ rang nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc sống và xã hội. Nó thường trả lời cho câu hỏi: “Nghiên cứu để làm gì?”
      • Thứ 5: XHH có một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và có một đội ngũ các nhà khoa học đóng góp, cống hiến để khoa học phát triển không ngừng.
  • Định nghĩa về xã hội học
    • Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về xã hội học tuỳ thuộc vào hướcaanjvaf cấp độ tiếp cận. Sau đây là một số cách định nghĩa thường hay gặp trong nghiên cứu xã hội học:
      • Xã hội học là khoa học nghiên cứu về con người và xã hội. (Arce Alberto, Hà Lan)
      • Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội thông qua các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. (TS Nguyễn Minh Hoà)
      • Xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống về đời sống của các nhóm người. (Bruce J Cohen và cộng sự)

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

  • Khái niệm xã hội học (Sociology)

Thuật ngữ “Sociology” (xã hội học) là một từ ghép bởi hai chữ có gốc nghĩa khác nhau, chữ Latinh: Societas (xã hội) và chữ Hy Lạp: logos (học thuyết). Như vậy xã hội học có nghĩa là học thuyết nghiên cứu về xã hội. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà xã hội học người Pháp: Auguste Comte đưa ra vào năm 1839, trong tác phẩm “Giáo trình triết học thực chứng” (1830-1842).

  • Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
    • Có nhiều cách nhìn khác nhau về đối tượng của xã hội học:
      • Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội là “sự kiện xã hội”.
      • Theo quan điểm của M. Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về “ hành động xã hội”.
      • Đối với Auguste Comte, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật tổ chức xã hội.v.v.
    • Tuy nhiên, xem xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội học thế giới, có ba khuynh hướng chính trong cách tiệp cận xã hội học như sau:
      • Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
      • Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
      • Khuynh hướng tiếp cận tổng hợp: Xã hội loài người và hành vi xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Đại diện cho khuynh hướng tiếp cận thức ba là Osipov (Bungari). Theo ông, “Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội được xác định về mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc” (Xã hội học và thời đại, Tập 3, số 23/1992, tr. 8). Định nghĩa này của ông được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều nước khi bàn đến đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

Mối quan hệ của xã hội học với các khoa học khác?

Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như triết học,toán học, luật học, kinh tế học.v.v…

  • Xã hội học và triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lý luận ngày càng phong phú và chính xác hơn.

  • Cần phải tránh 2 khuynh hướng làm cản trở đến sự phát triển của xã hội học:
    • Đồng nhất xã hội học với triết học hoặc coi xã hội học là một bộ phận của triết học.
    • Tách rời xã hội học ra khỏi triết học, hay xã hội học biệt lập với triết học.

Xã hội học và tâm lý

  • Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về hành vi của các cá thể, về các quy luật hình thành tâm lý (cảm xúc, tình cảm). Trong mối quan hệ này, XHH cũng nghiên cứu con người nhưng là những con người xã hội, những thành tố xã hội của con người, nghiên cứu xem tại sao con người ta lại kết bạn, lại tham gia vào các nhóm, các tổ chức xã hội…
  •  XHH và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết và khá gần gũi với nhau. Vì vậy trong lịch sử phát triển của XHH đã có lúc TLH bị cự tuỵệt (Durkhem), hoặc được sử dụng nhiều trong nghiên cứu xã hội (Mead). Sự giằng co giữa XHH và TLH đã đưa đến kết quả là sự ra đời của chuyên nghành Tâm lý học xã hội. Trong thực tế ở một số lĩnh vực tâm lý học và xã hội học đều sử dụng các khái niệm, lý thuyết của nhau.
  • Tuy nhiên sự xác định thật rạch ròi ranh giới giữa XHH và TLH là hết sức khó khăn, đặc biệt là giữa TLH xã hội và XHH. 

Xã hội học và kinh tế học

  • Kinh tế học là khoa học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối,tiêu dung các sản phẩm hành hoá, dịch vụ xã hội. Ngược lại xã hội học nghiên cứu bối cảnh văn hoá, cách thức tổ chức xã hội, quan hệ xã hội của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
  • XHH và KTH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. KTH cũng nghiên cứu những vấn đề như việc làm, thất nghiệp, lạm phát, marketing…. Còn trong lĩnh vực này XHH chủ yếu nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người trong kinh tế ( trong sản xuất, phân phối, lưu thông), nghiên cứu những mô hình tương tác trong quan hệ kinh tế.
  • Một số khái niệm và lý thuyết của kinh tế học đã được vận dụng trong nghiên cứu xã hội học khái niệm thị trường, giá trị, lợi ích, quản lý kinh tế…Lý thuyết trao đổi xã hội… Ngược lại một số khái niệm, phương pháp và thành tựu nghiên cứu XHH được các nhà kinh tế học hết sức quan tâm. Sự giao thoa giữa KTH và XHH đã cho ra đời ngành kinh tế học xã hội.

Xã hội học và nhân chủng học

Đối tượng của 2 nghành khoa học này có nhiều điểm giống nhau. Cái khác là nhân chủng học thường nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng văn hoá của xã hội loài người, nghiên cứu các xã hội hiện đại, các xã hội phát triển, và các xã hội công nghiệp. 

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương hướng dẫn ôn tập Xã hội học đại cương , để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?