Dàn ý phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Khóc Dương Khuê

Đề bài: Dàn ý có ý kiến cho rằng hai dòng thơ 

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

là con mắt, là trái tim bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Từ việc phân tích bài thơ, em hãy bình luận ý kiến trên.

 

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về Nguyễn Khuyến và bài thơ Khóc Dương Khuê.
    • Nguyễn Khuyến xuất thân từ một nhà Nho nghèo, đỗ đầu cả ba kì thi nên người ta thường gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đổ.
    • Bài thơ khóc Dương Khuê được chính Nguyễn Khuyến dịch ra tiếng Việt từ bài thơ chữ Hán Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư.
  • Dẫn dắt vấn đề: Có ý kiến cho rằng hai dòng thơ:

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Là con mắt, là trái tim bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Từ việc phân tích bài thơ, em hãy bình luận ý kiến trên.

2. Thân bài

2.1. Giải thích ý kiến, phân tích bài thơ

2.1.1. Giải thích ý kiến đề bài:

  • Giải thích cách nói “là con mắt, là trái tim bài thơ”: thể hiện sự cảm thụ và khái quát về bài thơ.
  • Những hình ảnh “con mắt”, “trái tim” thể hiện sự đánh giá về hai câu thơ:

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan

⇒ Là điểm sáng là linh hồn đem lại giá trị, sức sống cho cả bài thơ.

  • Khẳng định: đây là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ, làm sáng lên chủ đề: tình bạn đẹp giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

2.1.2. Phân tích bài thơ

  • Nêu mối quan hệ giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê:
    • Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, quê ở Hà Nam.
    • Dương Khuê sinh năm 1839, quê ở Hà Tây.
    • Cả hai đều thi đỗ khoa thi năm 1868 và kết thân từ những ngày đầu đăng khoa.
    • Khi giặc Pháp chiếm đóng, mỗi người mỗi cách sống nhưng vẫn giữ tình bạn cũ.
    • Năm 1902, được tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ chữ Hán Văn đông niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư (Viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Vân Đình Thượng thu họ Dương). Sau đó, ông tự dịch bài thơ này ra tiếng Việt. Bài thơ Nôm Khóc Dương Khuê được truyền tụng rộng rãi hơn bài thơ chữ Hán.
  • Bài thơ thể hiện tình bạn gắn bó như duyên trời định sẵn giữa hai người qua những kỉ niệm.
  • Nỗi đau của tác giả khi nghe tin bạn mất: đau đớn đến rụng rời chân tay, cảm thấy cô đơn, trống vắng.
  • Biểu hiện rõ nhất qua hai câu thơ cuối:

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng lệ rơi!

2.2. Bình luận hai câu thơ cuối

2.2.1 Khẳng định hai câu thơ cuối

  • Đây là hai câu thơ hay nhất của cả bài thơ Khóc Dương Khuê.
  • Hình ảnh ẩn dụ, so sánh “hạt lệ như sương” ý nói giọt nước mắt hóa thành hạt sương long lanh, nhưng không nhiều bởi tuổi già không còn nước mắt để khóc nữa ⇒ sự nén nỗi đau vào lòng của tác giả.
  • Hai câu thơ với những hình tượng nghệ thuật đẹp gợi lên tâm trạng xót thương vô hạn của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.
  • Hai câu thơ thể hiện sự tinh tế trong cách thể hiện cảm xúc và phong cách trữ tình sâu lắng của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

2.2.2. Ý kiến cho rằng hai dòng thơ trên

  • Ý kiến nhận xét hai câu thơ cuối là “con mắt”, “là trái tim” của bài thơ là sự đánh giá đúng nhưng chủ quan, bởi trong bài thơ cũng có những câu thơ nói về nỗi lòng, tâm trạng, tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như:

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

3. Kết bài

  • Nêu tóm lược cảm nhận về hai câu thơ: hai câu thơ thể hiện sự đau đớn đến tột cùng vì nó đã bị nén vào bên trong tâm hồn của tác giả.
  • Gợi mở vấn đề: ngoài bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến còn một số bài thơ viết về tình bạn cũng rất hay: Bạn đến chơi nhà hay Nước lụt thăm bạn.

 

Trên đây là dàn ý phân tích ý kiến đánh giá hai câu thơ cấu trong bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?