Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Mỗi bài văn biểu cảm thường tập trung thể hiện một tình cảm chủ yếu.
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể:
- Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng.
- Biểu thị bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể:
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác
- Bố cục
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
- Phần mở bài và kết bài phải có quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau để làm thể hiện rõ chủ đề.
- Bố cục
- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thật thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
2. Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm
2.1. Bài văn "Tấm gương"
Câu 1. Bài văn “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
- Thông qua những từ ngữ, giọng điệu ngợi ca và lời phê phán tính không trung thực, bài văn "Tấm gương" đã ca ngợi đức tính trung thực, ngay thẳng của con người, phê phán thói xu nịnh, dối trá.
Câu 2. Để biểu đạt tình cảm đó tác giả bài văn đã làm như thế nào?
- Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đưa hình ảnh có ý nghĩa tương đồng sâu sắc.
- Từ đặc tính của tấm gương phản chiếu sự vật một cách chân thực khách quan, không vì kẻ soi gương là ai mà thay đổi hình ảnh, tác giả liên tưởng so sánh với tính cách của con người để ngợi ca những con người trung thực thẳng thắn.
Câu 3. Bố cục của bào văn gồm có mấy phần? Ý nghĩa của mỗi phần?
- Bố cục của bài văn gồm có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Mở bài
- Từ đầu đến … "mẹ cha sinh ra nó"
- Nội dung: Phẩm chất của tấm gương.
- Thân bài
- Từ “Nếu ai có bộ mặt" … "đến không hộ thẹn”
- Nội dung: Lợi ích của tấm gương đối với đời sống của con người.
- Kết bài
- Phần còn lại: “Còn tấm gương" … "với bất cứ ai”.
- Nội dung: Khẳng định lại chủ đề.
- Mở bài
- Mở bài và kết bài có quan hệ gắn bó, thống nhất làm thể hiện rõ chủ đề.
Câu 4. Tình cảm, sự đánh giá của tác giả trong bài văn có chân thực rõ ràng không?
- Văn biểu cảm tức là biểu hiện thái độ tình cảm của người viết. Ở bài văn này tình cảm, sự đánh giá của tác giả rất chân thực, rõ ràng, trong sáng.
→ Làm nên giá trị biểu cảm của bài văn
⇒ Khơi gợi được sự đồng cảm ủng hộ từ phía người đọc.
2.2. Đoạn trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
- Đoạn văn biểu hiện những nỗi niềm đau khổ của đứa con khi mẹ đi xa, phải sống với người khác, bị hắt hủi, bị ngược đãi, mong muốn mẹ về để được giải thoát. Tình cảm này được biểu hiện một cách trực tiếp.
- Dấu hiệu để đưa ra nhận xét, ra căn cứ vào tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng than thở của người con: “Mẹ ơi! Con cổ quá mẹ ơi! Mẹ có biết không?”…
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đặc điểm của văn bản biểu cảm để củng cố lại nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
a. Đoạn văn trích từ "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng ở trên biểu hiện tình cảm gì? Dựa vào đâu để nói nó trực tiếp biểu hiện tình cảm?
- Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả. Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:
- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.
- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.
- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.
→ Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học - trò, một cái tên rất đáng yêu.
b. Mạch ý của bài văn gồm 3 đoạn.
- Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.
- Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.
- Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.
→ Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng.
c. Bài văn Hoa học trò (SGK, tr. 87) biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.
- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.
- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.
4. Hỏi đáp về bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.