Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Biết hết lòng giúp đỡ những người hoạn nạn.
- Sống ân nghĩa, thuỷ chung, biết ơn người đã giúp đỡ mình.
1.2. Nghệ thuật
-
Nhân hoá, mượn chuyện loài vật nói về loài người.
-
Xây dựng tình huống truyện.
-
Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ kể chuyện.
- Diễn biến cốt truyện sinh động, đơn giản, có tính hư cấu.
- Diễn tả đời sống nội tâm và hành động của con hổ như con người.
2. Soạn bài Con hổ có nghĩa
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện kể thời trung đại.
- Truyện có hai đoạn
- Đoạn 1
- Kể chuyện giữa một con hổ và một bà đỡ.
- Đoạn 2
- Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu.
- Đoạn 1
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng là hiện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”.
- Biện pháp nghệ thuật:
- Truyện chủ yếu dùng yếu tố tưởng tượng hư cấu - biện pháp nhân cách hoá - con vật có tính cách, tình cảm như con người.
- Hiện thực và lãng mạn đan xen làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
- Lí do để dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” chứ không phải là “Con người có nghĩa”:
- Mượn chuyện loài vật nói chuyện con người làm cho câu chuyện trở nên kín đáo, đầy ngụ ý.
- Làm cho ý nghĩa câu chuyện càng sâu sắc hơn: Con hổ là một loài ác thú mà còn có nghĩa như vậy huống chi con người.
- Trong trái tim kẻ hung bạo vẫn có những lúc hiền lành nhân nghĩa.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
- Chuyện xảy ra giữa bà đỡ Trần người huyện Đông Triều và con hổ
- Câu chuyện xảy ra thật lạ lùng: hổ đến gõ cửa và cõng bà Trần đi trong đêm, không phải để ăn thịt mà để nhờ bà Trần đỡ đẻ cho hổ cái.
- Những biểu hiện của hổ đực hết sức cảm động
- Cầm tay bà
- Nhìn hổ cái nhỏ nước mắt
- Khi hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con giống y như con người, như một người cha hạnh phúc.
→ Hổ đực biết lo lắng chăm sóc cho vợ.
⇒ Hổ còn biết đền đáp nghĩa tình cho người giúp đỡ mình, còn biết cúi đầu, vẫy đuôi tiễn biệt ân nhân.
- Chuyện xảy ra giữa bác tiều phu ở Lạng Giang và con hổ
- Con hổ trán trắng bị mắc xương, bác tiều phu đã chủ động lấy xương ra cho nó → Điều kì lạ, con hố biết nghe tiếng người nằm im, há miệng.
- Hổ đã trả ơn cứu mạng cho bác tiều bằng một con nai.
- So với chuyện con hổ và bà đỡ Trần ở đoạn một, ta thấy ở đây có thêm ý nghĩa mới.
- Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người.
- Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt.
- Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.
- Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người.
Câu 4. Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người.
- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
- Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa người xưa muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Con Hổ có nghĩa để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Một số bài văn mẫu về văn bản Con hổ có nghĩa
Mục đích của các nhà nho phong kiến dựng lên câu chuyện Con hỏi có nghĩa nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người. Quan niệm nho giáo phong kiến ngày xưa luôn đề cao lối sống nhân nghĩa, vì vậy các tác giả xây dựng hai con hổ trong câu chuyện là tiêu biểu cho suy nghĩ, hành động của người đền ơn đáp nghĩa. Để dễ dàng lập được dàn ý và viết một bài văn hoàn chỉnh phân tích tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về văn bản Con hổ có nghĩa
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.