Chuyên đề Trắc nghiệm định tính về Ba định luật Niuton môn Vật Lý 10 năm 2021

TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH VỀ BA ĐỊNH LUẬT NIUTON

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

+ Định luật I Niu-tơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

+ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

+ Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

+ Định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:\(\overrightarrow{a}\)= \(\overrightarrow{F}/m\) hay \(\overrightarrow{F}=m.\overrightarrow{a}\)

   (Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì \(\overrightarrow{F}\) là hợp lực của các lực đó).

+ Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật và gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do: \(\overrightarrow{P}=m\overrightarrow{g}\). Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật: P = mg.

+ Định luật III Niu-tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều: \(\overrightarrow{{{F}_{AB}}}=-\overrightarrow{{{F}_{BA}}}\).

+ Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm sau đây:

- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

- Lực và phản lực là hai lực trực đối.

- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì                              

A. vật sẽ chuyển động tròn đều.                 

B. vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.

C. vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều.    

D. vật sẽ chuyển động hoặc đứng yên.

Câu 2: Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật

A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng

B. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.

C. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.

D. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.

Câu 3: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn

A. tác dụng vào cùng một vật.                              

B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. không bằng nhau về độ lớn.                  

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.

B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.

C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.

D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.

 C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

 D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi

Câu 6: Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn gia tốc sẽ

A. tăng lên.                      

B. giảm đi.                       

C. không đổi.                   

D. bằng 0.

Câu 7: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho

 A. vật chuyển động.                                             

B. hình dạng của vật thay đổi.

 C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi.                       

D. hướng chuyển động của vật thay đổi.

Câu 8: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động trên một đường thẳng.                            

B. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

C. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.      

 D. Vật chuyển động tròn đều.                              

Câu 9: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì vật

A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.                 

B. lập tức dừng lại.

 C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.

 D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.

Câu 10: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ

A. trọng lượng của xe                                           

B. lực ma sát nhỏ.

C. quán tính của xe.                                             

D. phản lực của mặt đường

Câu 11: Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là

A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe.                   

B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. lực mà ngựa tác dụng vào đất.                             

D. lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Câu 12: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

A. trọng lương.                

B. khối lượng.                  

C. vận tốc.                       

D. lực.

Câu 13: Chọn phát biểu đúng nhất?

A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Câu 14. Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng?

A. \(-\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}\)  

B. \(\vec{F}=m\vec{a}\)    

C.\(\vec{F}=-m\vec{a}\)

D. \(\vec{F}=ma\)

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 16: Tìm kết luận chưa chính xác về định luật I Niutơn?

A. Còn gọi là định luật quán tính.

B. chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn.

C. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọi là hệ qui chiếu quán tính.

D. cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật.

Câu 17. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính?

A. Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra.

B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ.

C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại.

D. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về phía trước.

Câu 18: Tìm biết kết luận chưa chính xác?

A. Nếu chỉ có một lực duy nhất tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi.

B. Nếu có lực tác dụng lên vật thì độ lớn vận tốc của vật bị thay đổi.

C. Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật mà các lực này cân bằng nhau thì vận tốc của vật không thay đổi.

D. Nếu vận tốc của vật không đổi thì không có lực nào tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau

Câu 19: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính?

A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo.                     

B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.

C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.

D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.

Câu 20: Kết luận nào sau đây là không chính xác?

 A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

 B. vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.

 C. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau

 D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

A

B

C

D

B

A

C

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

B

C

C

C

B

B

B

B

D

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Trắc nghiệm định tính về Ba định luật Niuton môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?