Chuyên đề bài tập định luật II Newton thường gặp môn Vật Lý 10 năm 2021

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT II NEWTON THƯỜNG GẶP

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1 : Tìm lực tác dụng (hoặc hợp lực):     F = m.a

+  sử dụng kết hợp các công thức chuyển động biến đổi đều liên quan gia tốc a

+  công thức tính lực : F = m.a

 Dạng 2. Cho gia tốc \(a\), tìm các đại lượng còn lại  \({{F}_{K}}\); \(m\).     

    PP:                        

+ tìm \(a\) bằng các công thức của chuyển động biến đổi đều

 + rồi thế a vào \({{F}_{K}}-{{F}_{can}}=ma\)                                 

Dạng 3. Cho gia tốc và \({{F}_{K}}\), tìm \(a\) và các đại lượng còn lại.

     PP:

+ thế \({{F}_{K}}\) vào \({{F}_{K}}-{{F}_{can}}=ma\) để tìm \(a\)

+ rồi dựa vào các công thức của chuyển động biến đổi đều để tìm các đại lượng còn lại.

CHÚ Ý:

* Nếu vật chuyển động thẳng đều thì a = 0

* Khi thắng (phanh): Lực kéo bằng không.

* Gia tốc \(a\) theo phương chuyển động\(Ox\); viết dưới dạng đại số (âm hoặc dương) và các quy ước về dấu giống với CĐTBĐĐỀU .    

* Các công thức chuyển động biến đổi đều :

+ Vận tốc : \(v={{v}_{0}}+a.t\)   ;

+ Công thức liên hệ giữa đường đi , vận tốc và gia tốc :           \({{v}^{2}}-{{v}_{0}}^{2}=2as\)     

+ Liên quan quãng đường đi: \(s=v{}_{0}.t+\frac{1}{2}.a.{{t}^{2}}\)

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Một lực F không đổi tác dụng lên xe lăn trong khoảng thời gian t làm xe đi được 2,5 m. Nếu đặt thêm vật m = 250g lên xe thì cũng trong khoảng thời gian trên xe chỉ đi được 2 m khi chịu tác dụng của lực F. Hỏi khối lượng của xe là bao nhiêu?

A. 0,4 kg

B. 0,5 kg

C. 0,75 kg

D. 1 kg

Giải

Ta có:

\(\begin{align} & \frac{{{a}_{1}}}{{{a}_{2}}}=\frac{\frac{F}{{{m}_{1}}}}{\frac{F}{{{m}_{2}}}}=\frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}=\frac{\frac{2{{s}_{1}}}{{{t}^{2}}}}{\frac{2{{s}_{2}}}{{{t}^{2}}}}=\frac{{{s}_{1}}}{{{s}_{2}}}=\frac{2.5}{2} \\ & \Rightarrow \frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}=\frac{2.5}{2} \\ \end{align}\)

 mà m2 = m1 + 0.25

Vậy m = m1 = 1 kg

Bài 2: Một xe tải khối lương m = 2000 kg đang chuyển động thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi thêm được 9 m trong 3s. Lực hãm tác dụng vào ô tô là bao nhiêu?

A. 8000 N

B. 6000 N

C. 2000 N

D. 4000 N

Giải

Ta có:

\(\begin{align} & S={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}} \\ & \Rightarrow a=\frac{2s}{{{t}^{2}}}=\frac{2.9}{{{3}^{2}}}=2m/{{s}^{2}} \\ \end{align}\)

Vậy F = ma = 2000.2 = 4000 N

Bài 3: Người ta dùng dây cáp để kéo một chiếc ô tô có khối lượng 1500 kg chuyển động. Hỏi lực kéo phải bằng bao nhiêu để xe có gia tốc 1,75 m/s2?

A. 1750 N

B. 2625 N

C. 2250 N

D. 3500 N

Giải

Ta có F = ma = 1500. 1.75 = 2625 N

3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: a. Một vật khối lượng 10kg  chuyển động dưới tác dụng của lực kéo F = 10N. Tính gia tốc và cho biết tính chất  của chuyển động .  

b. Một vật khối lượng 200g chuyển động với gia tốc 2m/s2. Tìm lực tác dụng vào vật. 

ĐS : 1m/s2 ; 0,4N.

Bài 2: Một vật có khối lượng 50kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì đạt vận tốc 0,7m/s. Bỏ qua ma sát , tính lực tác dụng vào vật.                               

ĐS : 24,5 N.

Bài 3: Một quả bóng có khối lượng 700g đang nằm yên trên sân cỏ . Sau khi bị đá nó đạt vận tốc 10m/s . Tính lực đá của cầu thủ , biết khoảng thời gian va chạm là 0,02s .

ĐS : 350 N.

Bài 4: Một ô –tô khối lượng 1 tấn sau khi khởi hành 10s thì đạt vận tốc 36km/h. Bỏ qua ma sát, tính lực kéo của ô tô.

ĐS : 1 000N .

Bài 5: Một ô –tô có khối lượng 3tấn, sau khi khởi hành 10s đi được quãng đường 25m. Bỏ qua ma sát, tìm:

a.  Lực phát động của động cơ xe.         

b. Vận tốc và quãng đường xe đi được sau 20s.                  

ĐS: 1 500N; 10m/s; 100m .

Bài 6: Một xe khối lượng 1 tấn đang chạy với tốc độ 36km/h thì hãm phanh (thắng lại) . Biết lực hãm là 250N. Tính quãng đường xe còn chạy thêm được đến khi dừng hẳn.  

ĐS: 200m.
Bài 7: Một xe khởi hành với lực phát động là 2 000N , lực cản tác dụng vào xe là 400N , khối lượng của xe là 800kg. Tính quãng đường xe đi được sau khi khởi hành 10s.

ĐS : 100m .
Bài 8: Một ô –tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh. Sau khi hãm phanh , ô –tô chạy thêm được 50m nữa thì dừng hẳn .Tính : 

a. Lực hãm.                              

b.Thời gian từ lúc ô – tô hãm phanh đến khi dừng hẳn.

   ĐS : 8 000N ; 5s .

Bài 9: Một xe có khối lượng 1 tấn sau khi khởi hành 10s đạt vận tốc 72km/h. Lực cản của mặt đường tác dụng lên xe là 500N. Tính :

a. Gia tốc của xe.                  

b. Lực phát động của động cơ. 

ĐS : 2m/s2 ; 2 500N.

Bài 10: Một xe có khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành 10s đi được quãng đường 50m.Tính :

   a. Lực phát động của động cơ xe , biết lực cản của mặt đường là 500N.

   b. Nếu lực cản của mặt đường không thay đổi, muốn xe chuyển động thẳng đều thì lực phát động là bao nhiêu?    

   ĐS : 1 500N ; 500N .

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề bài tập định luật II Newton thường gặp môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?