Qua bài Chương trình địa phương các em cần nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương mình, có ý thức tìm hiểu, ghi chép. Qua bài học các em biết yêu quí, trân trọng và giữ gìn sản phẩm của cha ông ta để lại.
Tóm tắt bài
1.1. Nội dung thực hiện
Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ
- Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương, ...)
- Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ về Hà Nội
1.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
2.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
3.
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
4.
Thứ nhất hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì hội Bưởi, hội Vó chẳng đâu vui bằng.
5.
Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
6.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
7.
Ai về thăm huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.
8.
Chẳng thơm cũng thế hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
9.
Tháng giêng giỗ thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.
10.
Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
11.
Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
.....
.........
1.2. Phương pháp thực hiện
- Cách sưu tầm
- Tìm hỏi người địa phương.
- Chép lại từ sách báo ở địa phương.
- Tìm các sách ca dao, tục ngữ viết về địa phương.
- Mỗi em tìm hiểu và ghi chép lại các câu ca dao ở địa phương và nộp về cho giáo viên.
2. Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Để nắm được cách sưu tầm và sử sự dụng ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương mình, các em có thể tam khảo
bài soạn Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn).