Chương trình địa phương (phần văn)

Bài giảng Chương trình địa phương phần Văn giúp các em hiểu, nhận ra và vận dụng các kiến thức để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương. Qua bài học này các em biết bày tỏ thái độ, cảm nghĩ của mình trước một số vấn đề của cuộc sống.  

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị ở nhà

a. Văn bản nhật dụng

  • Thông tin về trái đất năm 2000: Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những kiến nghị để giảm bớt chất thải ni lông nhằm góp phần cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất.
  • Ôn dịch thuốc lá: Tác hại của việc hút thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch, vì vậy phải có quyết tâm cao và có biện pháp triệt để, nhằm chống nạn hút thuốc lá.
  • Bài toán dân số: Sự gia tăng dân số là một vấn đề đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. Đây là lời cảnh báo để mọi người cùng có trách nhiệm giải quyết tốt bài toán dân số.

b. Trong ba vấn đề trên, em chọn một vấn đề bức xúc nhất ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống để tìm hiểu (về một khía cạnh như: thực trạng, ý thức của người dân, chủ trương của chính quyền, biện pháp giải quyết,...). Cần ghi chép đầy đủ, chính xác các sự việc, cảnh tượng, con người, số liệu... để có tài liệu viết thành văn bản.

c. Sau khi đã tập hợp đủ tài liệu, để viết thành văn bản, em cần:

  • Xác định kiểu văn bản và phương thức diễn đạt phù hợp nhất.
  • Lập dàn ý gồm đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Viết thành văn bản dài không quá một trang như quy định của SGK.

d. Trao đổi với các bạn trong nhóm, tổ để các bài viết của tổ đề cập đến cả ba vấn đề trên đây.

1.2. Hoạt động trên lớp

a. Học sinh làm theo sự phân công của nhóm, tổ và sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

b. Chí Phèo (thơ vui)

Phì phèo, phì phèo, phì phèo

Điếu thuốc vừa mồi cháy hết veo

Điếu thuốc vừa mồi cháy hết veo

Khói tỏa mịt mù, mùi khét lẹt

Cơn ho sặc sụa, vợ mè nheo!

Nicotin độc hại, làm hư phổi

Sức khỏe hao mòn, mặt bủng beo...

Tiền mất tật mang, thôi bỏ quách,

Hút hoài, hút mãi, tử thần theo!

(Minh Hùng, tạp chí Thuốc và sức khỏe, số 237)

2. Soạn bài Chương trình địa phương (phần văn)

Để hiểu, nhận ra và vận dụng các kiến thức để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Chương trình địa phương (phần văn).

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?