Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Âm đầu, âm chính, âm cuối trong tiếng Việt.
2. Hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả
2.1. Nội dung luyện tập
Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6.
2.2. Một số hình thức luyện tập
Câu 1. Viết những đoạn, baifchuaws các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
Các dạng bài viết:
a) Nghe - viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
b) Nhớ - viết một đoạn (bài) thơ hoặc văn xuôi có độc dài khoảng 100 chữ.
Gợi ý:
- Học sinh viết một đoạn bất kì theo ý thích, chú ý các từ ngữ dễ bị nhầm lẫn về chữ và dấu thanh do tiếng địa phương để viết cho đúng.
Câu 2. Làm các bài tập chính tả
a) Điền vào chỗ trống:
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền x hoặc s vào chỗ trống: ...ử lí, ...ử dụng, giả ...ử. xét ...ử.
+ Điền dấu hỏi hoặc ngã trên những chữ được in đậm: tiêu sử, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu.
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vẫn dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (trung, chung) ... sức, ... thành, thủy ..., ... đại.
+ Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vão chỗ thích hợp: mỏng ..., dũng ..., ... liệt, ... trăng.
b) Tìm từ theo yêu câu:
- Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắm).
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi (nghỉ ngơi) hoặc thanh ngã (suy nghĩ).
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
+ Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên.
+ Tàn ác, vô nhân đạo.
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết.
c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: giành, dành.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: tắt, tắc.
Gợi ý:
a) Điền vào chỗ trống:
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
- Điền x hoặc s vào chỗ trống: xử lí, sử dụng, giả sử. xét xử.
- Điền dấu hỏi hoặc ngã trên những chữ được in đậm: tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vẫn dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
- Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (trung, chung) chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại.
- Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vão chỗ thích hợp: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b) Tìm từ theo yêu câu:
- Tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
- Tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắm): Cá chình, ác chim, cá chạch, cá chuối, cá trà, cá trê, cá trích, cá tra...
- Các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi (nghỉ ngơi) hoặc thanh ngã (suy nghĩ): bả chó, bã trầu; kể lể, lễ nghi; ngủ trưa, xuất ngũ; mệt lả, nước lã; một nửa, một lần nữa....
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả, giả tạo, hàng giả, giả dối.
- Tàn ác, vô nhân đạo: dã, dã man
- Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra, ra hiệu; giơ, giơ tay.
c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
- Đặt câu với mỗi từ: giành, dành.
- Nước ta đã giành được độc lập tự do từ năm 1975.
- Bà ngoại luôn để dành quà cho bé Na khi nó về quê.
- Đặt câu để phân biệt các từ: tắt, tắc.
- Mỗi khi trời mưa lớn, mọi con đường ở Sài Gòn đều bị ù tắc.
- Ba luôn dạy chúng tôi cách tóm tắt bài học sau khi học xong một bài mới.
Câu 3. Lập sổ tay chính tả.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo
bài giảng Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả.
3. Hỏi đáp về bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.