Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

 Qua bài học giúp các em nắm được chủ đề và dàn bài của văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. Bên cạnh đó, bài học rèn luyện cho các em kĩ năng tập viết mở bài cho bài văn tự sự.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chủ đề 

  • Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra cho văn bản
  • Cách thể hiện chủ đề
    • Qua lời phát biểu, lời giới thiệu lời phát biểu của người kể
    • Qua việc làm

→ Căn cứ vào chủ đề ta có thể đặt tên cho văn bản

1.2. Tìm hiểu dàn bài: Tuệ Tĩnh

a. Chủ đề

  • Ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh
  • Câu chốt thuyết minh chủ đề: “Tụê Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc … giúp đỡ người bệnh”

b. Dàn bài

  • Mở bài
    • Giới thiệu Tụê Tĩnh và y đức của ông.
  • Thân bài
    • Diễn biến sự việc
    • Hoãn việc đi chữa bệnh cho nhà giàu để chữa bệnh cho chú bé con nhà nông dân bệnh nguy hiểm hơn.
    • Chữa bệnh không vì thù lao, không màng ân huệ.
  • Kết bài
    • Vẫn nhớ lời đi chữa bệnh cho con nhà quí tộc.

1.3. Tổng kết

a. Dàn ý bài văn tự sự

  • Gồm 3 phần
    • Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc
    • Thân bài: Diễn biến của sự việc
    • Kết bài: Kết cục sự việc

b. Chú ý

  • Có 2 cách mở bài
    • Mở bài: Nói rõ ngay chủ đề (Giới thiệu chủ đề truyện)
    • Mở bài: Kể tình huống nảy sinh câu chuyện.

1.4. Ghi nhớ (SGK/45)

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Nêu chủ đề và dàn bài chi tiết cho bài văn kể về một người thân trong gia đình em.

Gợi ý làm bài

1. Chủ đề: Kể về một người thân trong gia đình em.

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Gia đình em là một gia đình lớn, gồm nhiều thành viên: ông bà nội, bố mẹ, chú út, chị gái em và em.
  • Không biết có phải em là thành viên nhỏ nhất trong gia đình hay không mà ai cũng yêu thương và lo lắng chăm sóc cho em. Sự quan tâm ấy chỉ khác nhau ở chỗ, mỗi người quan tâm đến em bằng cách riêng của mình.
  • Em yêu quý tất cả mọi người, nhưng người gần gũi và thân thiết với em nhất chính là chú Út của em.

b. Thân bài

  • Giới thiệu về chú Út
    • Chú Út em tên là Tiến Mạnh.
    • Hai chú cháu em cách nhau tới 8 tuổi nhưng lại rất thân nhau.
    • Chú Út em là người có tác động rất lớn đến em. Học hết lớp 12 thì chú đi Nghĩa vụ quân sự. Sau hai năm trong quân ngũ, chú đã trở về khi hoàn thành nghĩa vụ. Hiện nay, chú của em đang luyện thi đại học.
    • Trước khi đi nghĩa vụ, chú em có nước da trắng. Sau hai năm trong quân ngũ, da chú hơi đen nhưng trông chú em đẹp hơn và khỏe mạnh hơn.
    • Ở nhà, chú em ăn mặc giản dị: Một cái quần soọc vừa đến đầu gối, một cái áo ba lỗ màu xanh bộ đội.
    • Khi đi công chuyện, chú em mặc bộ quần áo quân phục màu xanh.
    • Chú đi đôi giày vải của đơn vị phát.
    • Từ hôm giải ngũ đến nay, chú em khác trước rất nhiều. Bây giờ, chú út nhanh nhẹn hơn, rắn chắc hơn. Nội em nói, chú em đang suốt ngày ôn bài để chuẩn bị cho thi đại học. Nhiều hôm, chú em học đến 12 giờ khuya.
    • Khoảng 5 giờ chiều cùa ngày thứ 7 và chủ nhật, chú Út em đi đá bóng cùng bạn bè.
  • Tình cảm và sự quan tâm của chú út đối với các thành viên khác trong gia đình
    • Là con út trong gia đình có hai anh em, nhưng chú Út lại là người luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.
    • Chú đúng là một người con hiếu thảo. Vào những ngày chưa vào quân ngũ, chú luôn tranh thủ thời gian giúp đỡ gia đình.
    • Những ngày trong quân ngũ, chú viết thư hoặc gọi điện về thăm ông bà, ba mẹ và hai chị em em.
    • Ngày chú được về phép, bà nội em cầm quà chú mua về mà nước mắt ngắn dài: Một lọ dầu gió, một lọ dầu nóng cho bà nội, một cái kính lão cho ông, còn bố mẹ em mỗi người một mảnh vải áo. Riêng chị em và em thì được nhiều quà hơn một chút.
  • Tình cảm và sự quan tâm của chú út đối với em
    • Chú em thật sự là “người bạn” để em tâm sự. Có những chuyện xảy ra ở trường, ở lớp, em không thể tâm sự với bố mẹ, với chị gái thì chú út chính là người cho em thổ lộ. Có một điều rất lạ, chú chỉ góp ý cho đôi điều là những gì làm em suy nghĩ căng thẳng bỗng trở thành những điều đơn giản không nên quá lo nghĩ.
    • Không chỉ là người “bạn thân” của em, chú Út em còn là “người thầy" của em nữa. Chú luôn quan tâm đến việc học tập của em. Chú tranh thủ giảng cho em những bài toán khó. Chú Út không làm bài thay, chú chỉ hướng cho cách giải và tự em phải làm. Có lẽ nhờ vậy mà những bài toán khó em tự giải là những bài em nhớ rất lâu.
    • Chú còn là người khích lệ cho em tập thể thao. Hai chú cháu thường chơi cầu lông, bóng bàn khi có thời gian. Có hôm cùng bạn đi chơi bóng đá, chú đã rủ em theo cùng. Nhờ được đi cùng chú mà sự giao tiếp của em tiến bộ rất nhiều. Em không còn lúng túng trưức đám đông. Em thấy mình tự tin hơn trong những sinh hoạt mang tính tập thể.

c. Kết bài

  • Em rất yêu quý và khâm phục tinh thần vươn lên của chú Út. Chú sống có lí tưởng và có lòng quyết tâm thực hiện lí tưởng của mình.
    • Chú tình nguyện lên đường nhập ngũ.
    • Trở về, chú lao vào học tập.
    • Ở nhà, chú quan tâm đến mọi người, giúp đỡ mọi người.
  • Em sẽ học tập nhưng đức tính quý báu của chú út em.

3. Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Để nắm được chủ đề và dàn bài của văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?