Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm, hóm hỉnh làm câu văn thêm thú vị và hấp dẫn.
- Các dạng chơi chữ
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
- Dùng từ ngữ đồng âm.
- Dùng lối nói trại âm (gần âm).
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
2. Soạn bài Chơi chữ
Câu 1. Bài thơ sau đây đã sử dụng phép chơi chữ như thế nào?
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
(Lê Quý Đôn)
Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc:
- Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: Tất cả các từ ngữ: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.
- Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm.
- Liu điu (gió liu điu): tính chất nhẹ, chậm.
- Rắn (Cứng cổ): Chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu.
- Hổ lửa (hổ lòng): Tự cảm thấy mình kém cỏi.
- Mai Gầm (gầm): Chỉ thời gian
- Ráo (khô): Chỉ người nói nhiều tới khô cả nước.
Câu 2. Những tiếng nào trong các câu dưới đây chỉ các sự vật gần gũi nhau? Tác dụng của việc sử dụng các tiếng có nghĩa gần gũi ấy là gì?
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
- Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả → thức ăn làm bằng chất liệt thịt.
⇒ Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ. Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.
Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
- Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp → thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.
→ Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ. Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.
Câu 3. Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ để cảm ơn như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
- Bài này sử dụng kiểu chơi chữ đồng âm. Cụm từ Hán Việt “khổ tận cam lai” (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến).
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chơi chữ để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hỏi đáp về bài Chơi chữ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.