Chính tả Nghe - viết: Tiếng đàn

Bài giảng Chính tả Nghe - viết: Tiếng đàn  sẽ giúp các em nghe viết đúng và đẹp. Đồng thời, các em cũng sẽ biết cách vận dụng những kiến thức đã học để làm đúng các bài tập chính tả: tìm các tiếng bắt đầu bằng âm s/x, những tiếng mang thanh hỏi/thanh ngã.

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1 (SGK trang 56, Tiếng Việt 3): Nghe - viết: Tiếng đàn (từ Tiếng đàn bay ra vườn … đến hết).

  • Chú ý những từ khó: mát rượi, lưới, ven hồ.

Câu 2 (SGK trang 56, Tiếng Việt 3): Thi tìm nhanh:

a) - Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s.

M: sung sướng

- Các từ gồm hai tiếng,trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x.

M: xôn xao

b) - Các tiếng gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi.

M: đủng đỉnh

- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã.

M: rỗi rãi

Gợi ý:

a) - Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s: sạch sẽ, sáng sủa, sa sẩy, sai sót, sỗ sàng, sung sướng, sẵn sàng, so sánh, sóng sánh, sục sạo, song song,...

- Các từ gồm hai tiếng,trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x: xôn xao, xao xác, xầm xì, xoèn xoẹt, xa xả, xó xỉnh, xa xa, xa xăm, xông xáo, xa xỉ, xiềng xích, xốn xang, xào xạc, xinh xắn, xanh xao,...

b) - Các tiếng gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi: tỉ mỉ, thỉnh thoảng, lải nhải, đủng đỉnh, huỷ bỏ, lủng củng, lỉnh kỉnh, tủm tỉm, chỉ bảo, rỉ rả, bẩn thỉu, chểnh mảng, cẩu thả,...

- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã: lã chã, rỗi rãi, cãi vã, lẽo đẽo, dễ dãi, kì lưỡng, lãng đãng, lẫm chẫm, lỗ chỗ, võ vẽ, vững chãi,...

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Tiếng đàn từ Tiếng đàn bay ra vườn... đến hết. (viết đúng về nội dung và hình thức)
    • Phân biệt được s/x, dấu hỏi/ dấu ngã trong tiếng Việt
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn Nghe - kể: Người bán quạt may mắn để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?