Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải - một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lí của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.
  • Từ ngoại hình lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất người anh hùng lí tưởng. Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về “bốn phương”, chàng là người của "Trời bể mênh mang" và sẵn sàng vào tư thế “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.
  • Mọi việc đến nhanh, dồn dập và dứt khoát. Khẩu khí, lời nói của Từ Hải khi từ biệt Kiều thể hiện rõ là của một bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí.
  • Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi tả, gợi cảm lớn, giọng điệu đầy hào sảng... tất cả bộc lộ khuynh hướng lí tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải.

2. Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) chương trình chuẩn

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

  • Lòng bốn phương”: chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.
  • "Mặt phi thường": chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

⇒ Nguyễn Du dùng hai cụm từ lòng bốn phương” và “mặt phi thường” để thể hiện tầm vóc phi thường của người anh hùng Từ Hải. Có ý nghĩa chí khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ để làm nổi bật quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ chứ không phải người thường. Điều đó thể hiện rõ qua việc sử dụng các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

  • Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:
    • Từ ngữ có sắc thái tôn xưng hình nhân vật như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”...
    • Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn rinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”...
    • Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải: “thoắt đã động”, “/lên đường thẳng rong”, “quyết lời dứt áo ra đi”...

→ Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưởng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.

Câu 2: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

Từ Hải bộc lô lí tưởng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

   "Từ rằng: tâm phúc tương tri

 ...

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi."

  • Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

   "Bao giờ mười vạn tinh binh           

...

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia."

  • Và khẳng định sự thành công là tất yếu: "Chầy chăng là một năm sau vội gì!". Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.

Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của văn học trung đại không?

  • Từ Hải là nhân vật lí tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ Hải chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.
    • Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.
    • Nhà thơ sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...
    • Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.
  • Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

3. Soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) chương trình Nâng cao

Câu 1: Niềm khao khát vẫy vùng giữa trời cao đất rộng của Từ Hải được diễn tả thế nào trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích? "Động lòng bốn phương" nghĩa là gì? Không gian trong câu 3, 4 của đoạn trích có ý nghĩa gì đối với việc biểu hiện chí khí của Từ Hải?

Gợi ý:

  • Ngay khi đang hạnh phúc,Từ Hải “thoắt” nhớ đến mục đích,chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải, hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình.
  • Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong.

  • Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.

Câu 2: Việc tác giả để Từ Hải "Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" rồi mới để Kiều nói xin đi theo có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

  • Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều thể hiện phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.

Câu 3: Những lời Từ Hải nói trong lúc chia tay đã thể hiện được tính cách gì của nhân vật anh hùng này?

Gợi ý:

  • Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật Từ Hải là người có chí khí phi thường, khi chia tay thấy Kiểu nói:

Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

  • Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự.

Câu 4: Tìm những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả trong đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật Từ Hải của tác giả.
Gợi ý:

  • Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả trong đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật Từ Hải của tác giả: hình ảnh thanh gươm, yên ngựa thẳng rong lên đường, mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường,...

4. Một số bài văn mẫu về bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là đại kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng phân tích được đoạn trích, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?