Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nghệ thuật
- Kể chuyện sinh động, tình tiết li kỳ, hấp dẫn
- Dùng biện pháp nhân hoá, ẩn dụ.
- Cách miêu tả đúng, phù hợp với các bộ phận.
- Kết cấu vòng tròn
1.2. Nội dung
- Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biêt hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
- Khi tìm hiểu về sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
1.3. Ý nghĩa
- Mỗi cá nhân chúng ta đều góp phần tạo nên một tập thể lớn vững mạnh vì vậy cần phải có trách nhiệm xây dựng tốt mọi điều không nên đố kị.
- Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục và thức tỉnh con người chúng ta cần học hỏi những điều đó để tránh mắc những sai lầm không đáng có.
2. Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?
- Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì họ nghĩ ai cũng phải làm việc nặng nhọc vất vả quanh năm.
- Cô mắt phải luôn nhìn.
- Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
- Bác Tai phải luôn lắng nghe.
- Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không. Vì vậy họ đã kéo nhau đến nhà lão Miệng để so bì và quyết định không làm gì nữa.
Câu 2. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì ?
- Từ khi có cô Mắt, cậu Tai, cậu Tay, bác Tai quyết định không làm gì nữa để mặc cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Hai ngày, ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời không thể cất mình lên được đến ngày thứ bảy cả bọn không thể chịu đựng được nữa đã mệt mỏi họp nhau lại, bác Tai đã chỉ ra sự sai lầm của mọi người và sự vần thiết của lão Miệng. Lão Miệng cũng có công việc của mình : nhai thức ăn và nhờ có lão Miệng có nhai thức ăn thì mọi người mới khỏe được.
- Ý nghĩa
- Truyện mượn các bộ phận cơ thể con người để nói về các tổ chức của con người trong xã hội.
- Mỗi tổ chức, mỗi con người có một nhiệm vụ và chức năng quan hệ với chặt chẽ, không thể có cái này mà thiếu cái kia.
- Các tổ chức phải biết tôn trọng và hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển, cũng như mỗi thành viên phải biết gắn bó với tập thể.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Định nghĩa truyện ngụ ngôn: xem chú thích (*) trang 100.
Câu 2. Những truyện ngụ ngôn đã học
(1) Ếch ngồi đáy giếng
(2) Thầy bói xem voi
(3) Đeo nhạc cho mèo
(4) Chân, tay, tai, mắt, miệng
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Thông qua truyện Chân,Tay, tai, Mắt, Miệng, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
5. Hỏi đáp về văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.