Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung bài
1.1. Nghệ thuật
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo à khắc họa hình tượng nhân vật tài năng.
- Chi tiết Cây bút thần à vũ khí sắc bén để trừ họa, tạo phúc cho dân.
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến à tăng sức hấp dẫn.
1.2. Nội dung
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
2. Soạn bài Cây bút thần
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.
- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ: luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác.
- Trong truyện cổ tích: Thạch Sanh, Sọ Dừa, …
Câu 2: Điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều đó có quan hệ với nhau ra sao?
- Mã Lương vẽ giỏi vì: sự thông minh, đam mê, chăm chỉ và có năng khiếu hội họa và có cây bút thần bằng vàng.
Câu 3: Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương đã vẽ.
- Với người nghèo: vẽ cuốc cày, đèn, thùng nước để họ có những vật dụng sản xuất, sinh hoạt.
- Với những kẻ tham lam như tên địa chủ và nhà vua thì hoặc cự tuyệt hoặc chống đối và dùng những vật đã vẽ để trừng trị chúng.
Câu 4: Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?
- Những chi tiết lí thú và gợi cảm:
- Giấc mơ nhận được cây bút thần.
- Mã Lương dùng cây bút thần để chống đối lại những kẻ tham lam như tên địa chủ và nhà vua.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhờ vậy mà san sẻ được những gánh nặng nghèo khó; kẻ thống trị và cường quyền nhất định bị tiêu diệt.
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về mục địch của tài năng nghệ thuật: nghệ thuật phải được nuôi dưỡng từ thực tế, phải có ích với nhân dân, phải chiến đấu tiêu diệt cái ác.
- Thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1. Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một sô nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.
- Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ.
- Luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người
- Chống lại kẻ tham lam, độc ác
→ Rất phổ biến trong truyện cổ tích.
- Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Alađanh (Alađanh và cây đèn thần), Aliaba (Aliaba và bốn mươi tên cướp)...
Câu 2. Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều đó có quan hệ với nhau ra sao?
- Những yếu tố đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi.
- Em dốc lòng, hằng ngày chăm chỉ luyện tập, không bỏ phí một ngày, Mã Lương có năng khiếu và đam mê hội họa.
- Những bức tranh của em vẽ là do kiến thức thực tế hằng ngày mà em tiếp xúc.
- Được thần ban cho cây bút để thổi linh hồn cho vật vẽ.
- Những điều đó có quan hệ với nhau
- Những điều đó có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng bổ trợ cho nhau.
- Yếu tố có cây bút thần chỉ làm nền cho tài năng của Mã Lương phát triển. Bởi không có sự kiên trì và trí thông minh sẵn có chắc hẳn sẽ không tạo thành một tài năng kiệt xuất như Mã Lương.
- Những điều đó có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng bổ trợ cho nhau.
Câu 3. Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương đã vẽ.
a. Với người nghèo
- Mã Lương vẽ cuốc cày, đèn, thùng nước, để cho họ có những vật dụng sản xuất, sinh hoạt.
- Mã Lương đã thể hiện tấm lòng nhân hậu giúp đỡ hết lòng những người cùng khổ. Em dùng tài năng của mình để làm nhẹ bớt gánh nặng trong cuộc sống của người nghèo.
b. Với những kẻ tham lam
- Với tên địa chủ
- Hắn rất tham lam độc ác, bắt Mã Lương để dụ dỗ dọa nạt.
- Mã Lương đã vẽ cung tên bắn hắn
→ Đã trừng phạt kẻ giàu có mà vẫn còn tham lam, hung hăng, ác độc.
- Với nhà vua
- Nhà vua là kẻ rất tàn ác với dân nghèo. Mã Lương rất căm ghét.
- Bắt buộc phải vẽ, Mã Lương đã làm trái yêu cầu của vua, Mã Lương vẽ cóc, gà trụi lông thay vì vẽ rồng, phượng.
- Nhà vua cướp bút để vẽ
- Những dãy núi vàng là những tảng đá lớn.
- Từng thỏi vàng thành con mãng xà.
→ Cây bút thần chỉ có hiệu nghiệm trong tay Mã Lương.
C. Đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương
- Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn đế hưởng thụ, mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc, gạo, nhà cửa và các của cải khác.
→ Của cải mà con người hưởng thụ phải do con người làm ra. Đó là những công cụ hữu ích cho mọi nhà.
- Vẽ ra vũ khí để chống lại những kẻ tham lam
→ Thế hiện em không phải là người ham danh vọng, giàu sang phú quý.
⇒ Em muốn chống lại chúng để trừ họa cho dân.
Câu 4. Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?
- Có thể chọn chi tiết vẽ biển và thuyền cho nhà vua cùng triều đình đi chơi.
- Ta cứ tưởng Mã Lương chấp nhận lời yêu cầu và nghe theo lời dụ dỗ của vua (dùng bạc vàng và hứa gả công chúa cho).
- Thực ra, đây là cơ hội để em dùng sóng biển vùi vua quan triều đình xuống biển.
- Cây bút thần đã từng làm ta kinh ngạc bởi vì vẽ được chim, cá, đồ vật… Đó là những gì định hình.
- Ở đây bất ngờ hơn, bút thần còn vẽ được biển và sóng gió… sự trừng phạt của Mã Lương diễn ra trong một thời gian dài khiến ta rất hả hê.
Câu 5. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần.
- Ý nghĩa.
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội
- Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhờ vậy mà san sẻ được những gánh nặng nghèo đói.
- Kẻ thống trị và cường quyền nhất định bị tiêu diệt.
- Quan niệm của nhân dân về mục đích của tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật phải được nuôi dưỡng từ thực tế.
- Nghệ thuật phải có ích với nhân dân.
- Nghệ thuật phải chiến đấu tiêu diệt cái ác.
- Thể hiện ước mơ những khả năng kì diệu của con người.
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Cây bút thần. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Cây bút thần.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Hãy kể diễn cảm câu chuyện này.
- Muốn kể diễn cảm câu chuyện phải chú ý hai vấn đề sau:
- Phải nắm được thứ tự các tình tiết của câu chuyện.
- Xác định giọng kể phù hợp cho mỗi đoạn và mỗi nhân vật.
- Tên địa chủ và nhà vua giọng hống hách, kiêu ngạo.
- Giọng của cụ già hiền từ âu yếm.
- Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thể hiện sự hào hứng thích thú.
- Lúc tên địa chủ xuống chuồng ngựa để xem Mã Lương đã bị chết chưa, thấy em đang ngồi bên lò lửa, ăn bánh → Giọng ngạc nhiên, sửng sốt.
- Đoạn Mã Lương trừng trị tên địa chủ và nhà vua giọng hả hê sung sướng.
Câu 2. Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích mà em đã học.
- Định nghĩa truyện cổ tích (xem lại phần tìm hiểu chung, bài Sọ Dừa).
- Những truyện cổ tích mà chúng ta đã học
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Cây bút thần
Truyện cổ tích Cây bút thần là câu chuyện kể về nhân vật Mã Lương, một cậu bé mồ côi nhưng đam mê vẽ. Vượt qua những khó khăn, Mã Lương luôn tự mình trau dồi bản thân và không ngừng nỗ lực để thực hiện được đam mê của mình. Nhờ vậy, Mã Lương đã được một vị thần trao cho cây bút thần. Để có định hướng phân tích hoặc sắm vai một nhân vật nào đó để kể lại câu chuyện này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
5. Hỏi đáp về văn bản Cây bút thần
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.