Qua bài học giúp các em nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn có từ LÀ và biết vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ LÀ để giải quyết các bài tập trong SGK, trong nói và viết.
Tóm tắt bài
1.1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ LÀ
a. Ví dụ:
- (1) Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
CN VN
→ (là + cụm danh từ)
- (2) Truyền thuyết / là loại truyện .... kì ảo.
CN VN
→ (là + cụm danh từ)
- (3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo sáng sủa.
CN VN
→ (là + cụm danh từ)
- (4) Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
CN VN
→ (là + cụm danh từ)
- Thêm từ phủ định vào trước VN
- Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều.
- Dế Mèn trêu chị Cốc là không dại.
b. Nhận xét
- Cấu tạo của vị ngữ:
- Là + DT (CDT)
- Là + ĐT (CĐT)
- Là + TT (CTT)
→ Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không phải, chưa phải.
c. Ghi nhớ
- Trong câu trần thuật đơn có từ là:
- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với cụm từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ),... cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
1.2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ
a. Ví dụ
- Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần trên.
b. Nhận xét
- Câu (1): câu giới thiệu (bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều).
- Câu (2): câu định nghĩa (Truyền thuyết là loại truyện...)
- Câu (3): câu miêu tả (là một ngày trong trẻo)
- Câu (4): câu đánh giá (... là dại)
c. Ghi nhớ
- Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:
- Câu định nghĩa;
- Câu giới thiệu;
- Câu miêu tả;
- Câu đánh giá.
2. Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ LÀ
Để nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Câu trần thuật đơn có từ LÀ.