Qua bài học giúp chúng em nắm được hình thức và chức năng của câu phủ định biết vận dụng kiến thức để áp dụng vào làm bài tập và biết cách sử dụng câu phủ định trong giao tiếp.
Tóm tắt bài
1.1. Đặc điểm hình thức và chức năng
a) Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
(1) Nam đi Huế.
(2) Nam không đi Huế.
(3) Nam chưa đi Huế.
(4) Nam chẳng đi Huế.
Các câu (2), (3), (4) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (1)?
- Các câu (2), (3), (4) có từ ", "không", "chưa", "chẳng".
Những câu này có gì khác với câu (1) về chức năng?
- Mục đích câu (1) là để khẳng định việc Nam đi Huế. Các câu còn lại có mục đích nói khác với câu (1).
b) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
-
Những câu có từ ngữ phủ định là:
-
(1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
-
(2) Đâu có!
-
Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
- Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi.
- Ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.
1.2. Ghi nhớ
- Câu phủ định là câu có những từ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải, chẳng phải, đâu có phải, đâu (có),...
- Câu phủ định dùng để:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
2. Soạn bài Câu phủ định
Để nắm được hình thức và chức năng của câu phủ định, các em có thể tham khảo bài soạn Câu phủ định.