BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ: NHIỀU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MỘT KẾT QUẢ
Câu 1: Tại sao ở hoang mạc nhân tố ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong hình thành địa hình là nhân tố gió?
Hướng dẫn giải
Học sinh cần biết có nhiều tác nhân ngoại lực như khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa, ...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển, ...), sinh vật (động thực vật), con người. Ở hoang mạc nhân tố ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong hình thành địa hình là nhân tố gió vì các tác nhân ngoại lực khác không hoạt động mạnh.
- Sinh vật nghèo nàn
- Khí hậu khô hạn, ít mưa nên nước hạn chế.
Câu 2: Tại sao nhiệt độ trung bình năm không giảm liên tục từ Xích đạo về hai cực?
Hướng dẫn giải
Học sinh cần biết các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình năm. Nhiệt độ trung bình năm không chỉ phụ thuộc vào bức xạ Mặt trời mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: lục địa – đại dương, dòng biển, hoàn lưu, độ cao địa hình, ...
- Bức xạ Mặt trời phụ thuộc vào góc nhập xạ. Góc nhập xạ giảm dần theo vĩ độ nên bức xạ MT giảm dần theo vĩ độ, điều đó khiến nhiệt độ trung bình năm có chiều hướng giảm dần theo vĩ độ.
- Tuy nhiên, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, mà các yếu tố đó không giảm dần theo vĩ độ nên nhiệt độ trung bình năm không giảm dần theo vĩ độ.
Câu 3: Vì sao lục địa Australia tuy là đại lục nhỏ nhất, lại được bao bọc cả về 4 bể bởi các đại dương, biển lớn nhưng 2/3 lãnh thổ lại có khí hậu bán hoang mạc và hoang mạc, khô hạn, ít mưa?
Hướng dẫn giải
Học sinh cần phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, gió, địa hình, dòng biển, .... Sau đó chọn lọc các nhân tố phù hợp với lục địa Australia.
- Phần lớn lãnh thổ của đại lục nằm ở vĩ tuyến 15-300N, thuộc vành đai áp cao chí tuyến nửa cầu Nam.
- Có dãy núi Trường Sơn Australia phía đông như bức tường thành ngăn cản ảnh hưởng của gió mậu dịch và khí ẩm của biển vào sâu lục địa.
- Đại lục Australia có một hệ thống bờ biển ít bị chia cắt nhất nên ảnh hưởng của đại dương vào sâu lục địa là ít.
Câu 4: Giải thích tại sao gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ?
Hướng dẫn giải
Gió phơn là gió vượt núi có tính chất khô, nóng. Gió phơn Tây Nam hoạt động ở Bắc Trung Bộ từ tháng III đến tháng IX, mạnh nhất từ tháng V đến tháng VIII, thổi thành từng đợt với thời tiết đặc trưng rất khô và nóng. Học sinh cần biết nguyên nhân hình thành gió phơn nói chung và tìm ra được một số nguyên nhân khác làm cho gió phơn ở Bắc Trung Bộ khô nóng rõ rệt hơn so với các vùng khác.
- Hoàn lưu khí quyển: vào mùa hè, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh hút gió từ phía tây, tạo điều kiện để khối khí chí tuyến vịnh Bengan vượt Trường Sơn gây hiệu ứng phơn ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.
- Địa hình: Bắc Trung Bộ hẹp ngang, chủ yếu là đồi núi với một số đỉnh cao trên 2000m chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vuông góc với hướng gió TBg.
- Mặt đệm: các đồng bằng ven biển chủ yếu được cấu tạo bởi phù sa biển, bề mặt cát rất phổ biến, thực vật kém phát triển làm tăng tính chất khô nóng của gió Tây.
Câu 5: Tại sao khí nhậu nước ta phân hóa đa dạng?
Hướng dẫn giải
Có nhiều nhân tố hình thành khí hậu: vĩ độ, hoàn lưu, địa hình. Trong trường hợp này khí hậu nước ta phân hóa Bắc Nam do cả ba nguyên nhân:
- Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ theo chiều Bắc Nam.
- Địa hình: độ cao và hướng núi
- Ảnh hưởng hoạt động của các luồng gió mùa
Câu 6: Vì sao độ dày tầng mùn của các loại đất khác nhau?
Hướng dẫn giải
Học sinh cần biết độ dày tầng mùn phụ thuộc nhiều yếu tố: khối lượng tàn tích sinh vật, điều kiện phân hủy, mức độ rửa trôi, …
Các yếu tố trên có sự phân hóa khác nhau trong mỗi môi trường hình thành đất cụ thể: khí hậu, địa hình, sinh vật (dẫn chứng qua một số loại đất: secnodiom, đài nguyên, feralit…)
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 7-9 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập dạng Nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả của tự nhiên Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !