Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi

Bài giảng Cảnh ngày hè sẽ đưa các em đến với vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng lo cho dân của đại thi hào Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, bài thơ còn cho ta thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Chúng tôi mong rằng bài giảng sẽ đem đến cho các em những kiến thức hay và thú vị.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Quốc âm thi tập

  • Là tập thơ Nôm sớm nhất Việt Nam – mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
  • Gồm 254 bài thơ, là tập thơ Nôm cổ nhất và được đánh giá vào loại hay nhất  
  • Bố cục: chia làm 4 phần
  • Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp toàn diện Nguyễn Trãi: người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống,...
  • Sáng tác theo thể thơ Nôm đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn

b. Bài thơ "Cảnh ngày hè"

  • Xuất xứ: Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước.
  • Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn

1.2. Đọc - hiểu văn bản

Rồi hóng mát thưở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương 
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương

a. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

  • Màu sắc: xanh; đỏ; hồng và màu của ánh mặt trời lúc sắp lặn. ⇒ tươi tắn, rực rỡ mà không chói chang
  • Âm thanh:
    • Tiếng ve dắng dỏi ⇒ tiếng đàn.
    • Âm thanh của thiên nhiên.
      • Tiếng chợ cá lao xao ⇒ Âm thanh của cuộc sống thanh bình.
  • Động từ: đùn đùn; giương; phun; tiễn ⇒ thể hiện trạng thái của cảnh vật: dù là cuối ngày nhưng sức sống căng tràn, bên trong sự vật tuôn trào ra ngoài không dứt. cảnh vật giàu sức sống.
  • Câu thơ 3 và 4 nhịp thơ không phải là 4/3 như thơ Đường. ở hai câu này nhịp hơ 3/4 nhấn mạnh trạng thái của cảnh.

⇒ Qua cảm nhận của tác giả bức tranh thiên nhiên ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. cảnh được đón nhận từ gần đến xa, từ cao đến thấp. Cấu trúc đăng đối hài hòa.

b. Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân

  • Sáu câu đầu.
    • Câu một tâm thế đón nhận cảnh: Nhịp thơ 1/2 /3 chậm ⇒ thể hiện sự thư thái khi đón nhận cảnh.
    • Năm câu tiếp theo: tác giả đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan.
      • Thị giác: nhìn thấy màu sắc. Khứu giác: mùi hương hoa sen.
      • Thính giác: tiếng ve kêu Liên tưởng: tiếng ve như tiếng đàn…
      • Xúc giác: hóng mát.

→ Tác giả có tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế. Đó là cội nguồn sâu xa của tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống Hai câu kết: tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân

  • Nhịp thơ: câu cuối 6 tiếng, ngắn gọn, dồn nén cảm xúc của cả bài thơ (Việt hóa) Tư tưởng nhân nghĩa – điểm kết tụ của hồn thơ Ức trai – là lí tưởng hoài bão một đời ôm ấp, canh cánh bên lòng của Nguyễn trãi. ó Tứ thơ vận động từ thiên nhiên đến cuộc sống con người và kết tụ ở khát vọng của nhà thơ.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Đề: Tâm tình của thi nhân qua bài thơ Cảnh ngày hè

Gợi ý làm bài:

  • Các em có thể tham khảo các ý dưới đây:
    • Câu thơ đầu tiên:  Gợi trạng thái nhàn rỗi cả ngày dài để hóng mát. Cách dùng từ "thuở ngày trường"  với cách ngắt nhịp khá bất thướng 1/2/3 → những xôn xao trong tâm trạng: có gì đó chán ngán trong cảnh sống nhàn rỗi "bất đắc dĩ".
    • Nguyễn Trãi là nhà thơ của thiên nhiên nên dù trong hoàn cảnh nào tâm hồn của nhà thơ cũng rộng mở để đón nhận thiên nhiên nên những phút nhàn rỗi ngoài ý muốn trong thuở ngày buồn ấy đã gợi cảm hứng đưa nhà thơ đến với một mùa hè rất đẹp...
    • Hai câu thơ cuối:"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương". Giúp ta hiểu được bản giao hưởng mùa hè cũng là khúc nhạc lòng của tác giả. Bởi đối với Nguyễn Trãi không có khúc nhạc nào vui hơn khúc nhạc đời sống: dân no ấm, hạnh phúc.
    • Bài thơ tả cảnh mà cũng là tả tình; đó là cái tình của con người muốn gạt bỏ nỗi buồn chán, muốn được cống hiến, muốn được gắn bó với đời, với người mà suốt đời phải ngồi không, phải sống cô độc. Đối với người dân, Nguyễn Trãi là con người yêu đời, yêu cuộc sống và là người có một tấm lòng ưu ái với dân, với nước. 
    • Điểm kết tụ của bài thơ không phải là thiên nhiên mà là hình ảnh con người. Nguyễn Trãi mong cho dân giàu đủ nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi.
    • Hai câu thơ cuối là khúc nhạc lòng của tác giả trước xúc cảm về cảnh vật, tấm lòng của con người lo cho dân, cho nước với khát vọng muôn nơi nhân dân được no ấm, đất nước được mạnh giàu.

3. Soạn bài Cảnh ngày hè

Cảnh ngày hè nguyên là bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn) của Nguyễn Trãi. Để có thể hiểu rõ được nội dung và nghệ thuật của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Cảnh ngày hè.

4. Một số bài văn mẫu bài thơ Cảnh ngày hè

 Cảnh ngày hè là bài thơ được trích từ chùm thơ Bảo kính cảnh giới của nhà thơ Nguyễn Trãi. Đọc bài thơ ta có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ. Để cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?