Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận 20 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Chúng tôi mời các em xem thêm video hướng dẫn tìm hiểu 20 câu đầu bài thơ, tức đoạn 1 và đoạn 2 trong bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Từ việc củng cố lại kiến thức về nội dung và nghệ thuật ở đoạn 1 và đoạn 2 này giúp các em có đủ cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn nêu cảm nhận được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: 20 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc
- Những nét khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác, kết cấu bài thơ, nội dung bài thơ
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu bài thơ
- Nội dung đoạn trích: là lời đối đáp ân tình giữa người đi kẻ ở trong giây phút lưu luyến chia tay. Những kỉ niệm ập về, lời ướm hỏi của người ở lại hay lời nhắn nhủ tình nghĩa với người ra đi như tiếng lòng da diết khắc khoải khôn nguôi.
- Những nội dung cần làm rõ
- Bốn câu thơ đầu: lời người ở lại thể hiện tình cảm sâu nặng, gắn bó khăng khít giữa người Việt Bắc với cách mạng đã khái quát một giai đoạn lịch sử đồng thời khắc sâu tình cảm theo năm tháng.
- Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng của người về xuôi (người ra đi)như khúc nhạc dạo đầu cho khúc hát tình nghĩa.
- Mười hai câu thơ tiếp: Lời người ở lại gợi nhớ những kỉ niệm chiến khu.
- Dường như từng kỉ niệm, không gian, thời gian, địa điểm hiện từ mờ xa đến gần gũi và xác định cụ thể qua từng hình ảnh, chi tiết.
- Tất cả từ ngữ, hình ảnh đã tái hiện biết bao kỉ niệm ngọt bùi, đậm đà tấm chân tình trao nhau đã làm nên ngày hôm nay tươi sáng
- Nghệ thuật:
- Câu hỏi tu từ: gợi sự tha thiết, mặn nồng, làm sống dậy không gian và thời gian nghệ thuật
- Hình ảnh sóng đôi từng cặp, kết cấu lặp, trùng điệp gợi lên tình cảm gắn bó giao hòa
- Điệp từ “nhớ” gợi nỗi day dứt khôn nguôi trong lòng kẻ ở, người đi làm tăng thêm sự da diết quyến lưu.
- Nghệ thuật hoán dụ : áo chàm làm câu thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
- Nhân hóa (rừng núi nhớ ai), và cách nói đảo ngữ, tương phản đối lập (hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son…)
c. kết bài
- Suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân, đánh giá về 20 dòng thơ đầu
- Mở rộng vấn đề ( bằng ý kiến và liên tưởng của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận hai mươi câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơTố Hữu
Gợi ý làm bài
Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất của nền thi ca hiện đại, là “Ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lý tởng cộng sản”. Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu đồng thời cũng là thành tựu hàng đầu của thơ ca kháng chiến chống Pháp, trong đó bài thơ Việt Bắc được coi là kết tinh sở trờng nghệ thuật của ngòi bút Tố Hữu. Việt Bắc là khúc hát ân tình của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước với nhân dân cách mạng được thể hiện bằng một nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại mà cốt lõi là truyền thống ân nghĩa đạo lý thủy chung của dân tộc.
Được coi là người sinh ra để thơ hoá những vấn đề chính trị, thơ Tố Hữu luôn bám sát các sự kiện cách mạng. Men theo năm tháng những bài thơ của Tố Hữu, ta có thể tái hiện lại những chặng đường hào hùng của cách mạng Việt Nam. Thơ ông quả là cuốn biên niên sử bằng thơ như có nhà nghiên cứu đã đánh giá. Và Việt Bắc không phải là ngoại lệ.
Tháng 7/1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, một trang sử mới mở ra cho đất nước. Tháng 10/1954, cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước chuyển từ căn cứ địa về thủ đô. Trong thời điểm lịch sử ấy, bài thơ Việt Bắc đã ra đời. Việt Bắc không còn là tình cảm riêng của Tố Hữu mà còn tiêu biểu cho tình cảm của người kháng chiến miền xuôi đối với chiến khu cách mạng, với đất nước, với nhân dân. Một sự kiện chính trị đã chuyển hoá thành thơ ca theo cách “Tâm tình hoá”, là một đặc trưng của lối thơ trữ tình chính trị Tố Hữu. 20 câu thơ đầu tiên của Việt Bắc thể hiện rất rõ đặc trưng nghệ thuật này.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Có thể khẳng định rằng đoạn thơ trên là những câu thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.Sự đổi chỗ trong tổ chức câu thơ: Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào được viết thành: Tân trào Hồng Thái mái đình cây đa chứng tỏ tên riêng và danh từ chung đều đã đồng nhất hoàn toàn về ý nghĩa -Việt Bắc quê hương cách mạng. Nỗi nhớ về chiến khu Việt Bắc Tân Trào, Hồng Thái, đã chuyển hoá thành nỗi nhớ quê hương: Mái đình cây đa những hình ảnh đã đi vào tâm thức người Việt từ ngàn đời. “Trong thơ Tố Hữu, cái riêng, cái chung như không còn ranh giới, cái cũ cái mới lồng vào nhau” (Nguyễn Văn Hạnh) mà đây là một trờng hợp điển hình.
Việt Bắc là bài ca tâm tình, ngọt ngào đằm thắm rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách thơ của Tố Hữu. Vẫn là tiếng nói của tình cảm tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng đối với nhân dân.
Trong câu chuyện với một nhà nghiên cứu văn học người Pháp Tố Hữu tâm sự rằng: “Mình phải lòng đất nước và nhân dân của mình. Và đã nói về đất nước về nhân dân như nói về người mình yêu”. Cho nên tình yêu biến thành tình nghĩa Việt Bắc đã trở thành tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ.
Có thể khẳng định rằng đoạn thơ trên là những câu thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.
Tài liệu trên đã hệ thống các kiến thức trọng tâm về 20 dòng thơ đầu tiên trong bài thơ Việt Bắc, các em có tham khảo và xem thêm dẫn chứng ở phần dàn bài chi tiết để làm cho bài viết được phong phú hơn. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng và mang lại những giá trị sâu sắc thông qua bài cảm nhận. Ngoài ra, các em có thể củng cố toàn bộ kiến thức về bài thơ bằng cách tham khảo thêm bài giảng Việt Bắc. Chúc các em có một kì thi như mong muốn!
-- MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)