Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Qua bài học này các em nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Ngoài ra rèn kỹ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và gián tiếp thành thạo trong giao tiếp và trong văn viết. 

Tóm tắt bài

1.1. Cách dẫn trực tiếp

Đọc các đoạn trích dưới đây và nhận xét về phần in đậm:

(a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. ấy thế mà một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?

(b) Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

  • Phần in đậm trong đoạn trích (a) là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Bộ phận bày được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
  • Phần in đậm trong đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Bộ phận này được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
  • Trong cả hai đoạn trích có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì

Gợi ý

  • Trong đoạn trích (a)
    • Phần in đậm trong câu (a) là lời nói của anh thanh niên vì trước đó có từ "nói" trong phần lời của người dẫn.
    • Nó được ngăn cách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấn và dấu ngoặc kép.
  • Trong đoạn trích (b)
    • Phần in đậm là ý nghĩa của họa sĩ vì trước đó có từ "nghĩ".
    • Dấu hiệu tách hai hần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
  • Trong cả hai đoạn trích ta có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận với nhau được.
  • Nếu được thì hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.

1.2. Cách dẫn gián tiếp

 Đọc và nhận xét phần in đậm trong hai đoạn trích sau:

a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại)

  • Phần in đậm ở đoạn trích (a) là lời nói hay ý nghĩ? Bộ phận in đậm có được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu gì không?
  • Phần in đậm ở đoạn trích (b) là lời nói hay ý nghĩ? Bộ phận in đậm có được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu gì không?

Gợi ý

  • Phần câu in đậm là lời nói được dẫn. Nội dung là lời khuyên có thể thấy từ "khuyên".
  • Bộ phận in đậm không có dấu ngăn cách với bộ phận đứng trước nó.
  • Trong đoạn trích (b) phần câu in đậm là ý nghĩa được dẫn vì trước đó có từ "hiểu".
  • Giữa hai bộ phận có từ "rằng" và có thể thay từ "rằng" bằng từ "là".

⇒ Cách dẫn này khác với cách dẫn trực tiếp là không dùng dấu hai chấm và bỏ dấu ngoặc kép. Thêm từ "rằng" hoặc từ "là" đứng trước lời dẫn.

1.3. Ghi nhớ 

  • Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người hay một nhân vật.
    • Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
    • Dẫn dán tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn dán tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Để nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, các em có thể tham khảo bài soạn Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?