Các dạng toán về Bảng đơn vị đo khối lượng Toán lớp 5

CÁC DẠNG TOÁN VỀ BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

1. Bảng đơn vị đo khối lượng

Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:

- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé

- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.

2. Các dạng bài tập

2.1. Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

Phương pháp: Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2 tạ = …yến

b) 9 tạ = …kg

c) 5000g = ...kg

d) 23kg = ... tấn

e) 8 tấn 8kg = ...kg

g) 728kg = … tạ …kg

Lời giải:

a) Vì 1 tạ = 10 yến nên 2 tạ = 10 yến x 2 = 20 yến. Vậy 2 tạ = 20 yến                                  

b) Vì 1 tạ = 100kg nên 9 tạ = 100kg x 9 = 900kg. Vậy 9 tạ = 900kg

c) Vì 1kg = 1000g nên 5kg = 1000g x 5 = 5000g. Vậy 5000g = 5kg

d) Vì 1 tấn = 1000kg nên 1kg =  tấn. Vậy 23kg =  tấn

e) 8 tấn 8kg = 8 tấn + 8kg = 8000kg + 8kg = 8008kg. Vậy 8 tấn 8kg = 8008kg  

g) 728kg = 700kg + 28kg = 7 tạ + 28kg = 7 tạ 28kg. Vậy 728kg = 7 tạ 28kg

2.2. Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như bình thường.

+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

+ Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 16kg + 33kg = ...kg

b) 102g - 75g = ...g

c) 3tấn + 8 yến = …yến

d) 41kg - 18hg = ...hg

e) 28kg x 4 = ...kg

f) 57g : 3 = ...g

Lời giải:

a) 16kg + 33kg = 49kg

b) 102g - 75g = 27g

c) 3 tấn + 8 yến = 300 yến +8 yến = 308 yến. Vậy 3 tấn + 8 yến = 308 yến

d) 41kg - 18hg = 410hg - 18hg = 392hg.Vậy 41kg - 18hg = ...hg

e) 28kg x 4 = 112kg

f) 57g : 3 = 19g

2.3. Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

+ Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

+ Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp ( < , > , = ) vào chỗ chấm:

a) 25kg...52kg

b) 205g...183g

c) 5 tấn 50kg…5500kg

d) 2 tạ 63kg …2 tạ 7 yến

Cách giải:

a) 25kg < 52kg

b) 205g > 183g

c) Ta có 5 tấn 50kg = 5 tấn + 50kg = 5000kg + 50kg = 5050kg.

Mà 5050kg < 5500kg. Vậy  5 tấn 50kg< 5500kg

d) Ta có 2 tạ 63kg = 2 tạ + 63kg = 200kg + 63kg = 263kg

2 tạ 7 yến = 2 tạ + 7 yến = 200kg + 70kg = 270kg

Mà 263kg < 270kg. Vậy  2 tạ 63kg < 2 tạ 7 yến

2.4. Dạng 4: Toán có lời văn

Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 yến gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 5kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Phương pháp:

+ Đổi 6 yến  thành đơn vị kg .

+ Tìm số gạo bán được trong buổi chiều.

+ Tìm số gạo bán được trong cả hai buổi.

Bài làm

Đổi  6 yến = 60kg gạo

Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 - 5 = 55(kg)

Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 + 55 = 115(kg)

Đáp số: 115kg

3. Bài tập tự luyện

Câu 1:

Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 21 yến = ….kg                                   b) 320 kg = …. yến

130 tạ = ….kg                                          4600 kg = …. tạ

44 tấn = …. kg                                          19 000 kg = …. tấn

c) 3 kg 125 g = …. g                               d) 1256 g = …. kg ….g

2 kg 50 g = …. g                                         6005 g = …. kg ….g

Câu 2:

Đúng ghi Đ, sai ghi S:

a) 2 kg 60 g = 260g                ……

b) 7030 kg > 7 tấn 3 kg             ……

c) 21 kg 65 g < 21kg 605 g         ……

d) 1/4 tấn < 30 kg                 ……

Câu 3:

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

7 kg 5 g = ….g

Số thích hợp để viết vào chỗ chấm  là;

A. 75                              

B. 705

C. 7005                            

D. 750

Câu 4:

Một cửa hàng có 2 tấn đường. Ngày đầu bán được 400kg. Ngày thứ hai bán được số đường bằng 3/5 số đường bán được trong ngày đầu.

Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu gam đường?

Đáp án:

Câu 1:

a) 21 yến = 210kg                                        b) 320 kg = 32 yến

130 tạ = 13 000kg                                            4600 kg = 46 tạ

44 tấn = 44 000 kg                                           19 000 kg = 19 tấn

c) 3 kg 125 g = 3125 g                                   d) 1256 g = 1kg 256g

2 kg 50 g = 2050 g                                             6005 g = 6kg 5 g

Câu 2:

a. S              b. Đ            c. Đ             d. S

Câu 3:

Khoanh C

Câu 4:

2 tấn = 2000 kg

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số đường là:

400 x  = 240 (kg)

cả hai ngày cửa hàng bán được số đường là:

400 + 240 = 640 (kg)

Cửa hàng còn lại số đường là:

2000 – 640 = 1360 (kg)

Trên đây là nội dung tài liệu Các dạng toán về Bảng đơn vị đo khối lượng Toán lớp 5Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?