Các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao ôn tập chuyên đề Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020

CÁC DẠNG BÀI TẬP TỪ CƠ BẢN ĐỀ NÂNG CAO ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ OXI – LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

Ví dụ 1: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là

A. 7,4.                      B. 8,7.                       C. 9,1.                      D. 10.

Ví dụ 2: Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 8,0 gam.               B. 11,2 gam.             C. 5,6 gam.               D. 4,8 gam.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn X. Kim loại đó là

A. Zn.                       B. Fe.                        C. Cu.                       D. Ca.

Ví dụ 4: Cho 7,2 gam kim loại M, có hoá trị không đổi trong hợp chất, phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn Y và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

A. Cu.                       B. Ca.                        C. Ba.                       D. Mg.

Ví dụ 5: Hỗn hợp khí X gồm ozon và oxi có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X lần lượt là:

A. 25% và 75%.                                        B. 30% và 70%.

C. 35% và 65%.                                        D. 40% và 60%.

Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 24. Cần thêm V lít O2 vào 20 lít hỗn hợp X để thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 22,4. Biết thể tích các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giá trị của V là:

A. 2,5.                       B. 7,5.                       C. 8,0.                      D. 5,0

Ví dụ 7: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm O­2 và O3. Thực hiện phản ứng ozon phân hoàn toàn, sau một thời gian thu được khí Y và thể tích khí tăng lên 30% so với thể tích ban đầu, biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích của O2 trong hỗn hợp đầu là

A. 25%.                    B. 40%.                     C. 50%.                    D. 57,14%.

Ví dụ 8: Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí có khối lượng mol trung bình là 33 g/mol. Hiệu suất của phản ứng ozon hóa là

A. 7,09%.                 B. 9,09%.                 C. 11,09%.               D. 13,09%.

Câu 9: Một bình cầu dung tích 0,336 lít được nạp đầy oxi rồi cân được m1 gam. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân, thu được khối lượng là m2. Khối lượng m1 và m2 chênh lệch nhau 0,04 gam. Biết các thể tích nạp đều ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 9%.                      B. 10%.                     C. 18%.                    D. 17%.

Ví dụ 10: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí CH cần V lít hỗn hợp khí X. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là:

A. 3,584.                   B. 4,480.                   C. 8,960.                  D. 7,168.

 

Ví dụ 11: Dẫn 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư, sau phản ứng thu được 6,35 gam chất rắn màu tím đen. Phần trăm thể tích của ozon trong X là

A. 50%.                    B. 25%.                     C. 75%.                    D. 80%.

Ví dụ 12: Nhiệt phân 55,3 gam KMnO4 sau một thời gian phản ứng thu được V lít khí O2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V có thể là

A. 7,84.                    B. 3,36.                     C. 3,92.                    D. 6,72.

Ví dụ 1: Hấp thụ 7,84 lít (đktc) khí H2S vào 64 gam dung dịch CuSO4 10%, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa đen. Giá trị của m là:

A. 33,6.                     B. 38,4.                     C. 3,36.                    D. 3,84.

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và thoát ra 4,928 lít hỗn hợp khí Z. Cho hỗn hợp khí Z qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8 gam kết tủa đen. Thành phần phần trăm về khối lượng của FeS trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 94%.                    B. 6%.                       C. 60%.                    D. 40%.

Ví dụ 3: Nung 5,6 gam bột sắt và 13 gam kẽm với một lượng dư bột lưu huỳnh, sau phản ứng thu được rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch axit clohiđric thu được khí Y. Dẫn khí Y vào V lít dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,6.                      B. 19,2.                     C. 18,6.                    D. 28,8.

Ví dụ 4: Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300 ml dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng lại, thấy hết 500 ml. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 là

A. 0,3M.                   B. 0,6M.                   C. 0,5M.                   D. 0,15M.

 

Ví dụ 1: Cho 2,24 lít (đktc) khí H2S hấp thụ hết vào 85 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan gồm:

A. NaHS và Na2S.                                      B. NaHS.

C. Na2S.                                                     D. Na2S và NaOH.

Ví dụ 2: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là

A. 11,5 gam.             B. 12,6 gam.             C. 10,4 gam.           D. 9,64 gam.

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam khí H2S thu được V lít SO2 (đktc) và m gam hơi nước. Hấp thụ toàn bộ SO2 ở trên vào 200 gam dung dịch NaOH 5,6% thì thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của chất tan có phân tử khối lớn hơn trong Y là

A. 5,04%.                  B. 4,74%.                 C. 6,24%.                 D. 5,86%.

Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam S có trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là

A. 3,84.                    B. 2,56.                     C. 3,20.                    D. 1,92.

Ví dụ 5: Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 16,5.                     B. 27,5.                     C. 14,6.                    D. 27,7.

Ví dụ 6: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là

A. 47,92%.                B. 42,98%.               C. 42,69%.               D. 46,43%.

Ví dụ 7: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp khí X đi qua dung dịch CuCl2 dư, tạo ra 9,6 gam kết tủa. Giá trị m gam hỗn hợp đã dùng là

A. 16,8.                     B. 18,6.                     C. 25,6.                    D. 26,5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao ôn tập chuyên đề Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?