Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông

Qua bài học giúp các em thấy được quang cảnh phủ Thiên Trường, từ đó cảm nhận được bài hồn thơ thấm thiết tình yêu của Trần Nhân Tông qua bài thơ chữ Hán Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, con trai trưởng của Trần Thánh Tông
  • Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông cũng là một ông vua yêu nước, hết lòng vì dân chúng.
  • Là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
  • Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên.
  • Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà tư tưởng tài hoa.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác
    • Bài thơ được sáng tác khi Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
  • Thể loại
    • Thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.
  • Phương thức biểu đạt
    • Miêu tả
    • Biểu cảm

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Quang cảnh phủ Thiên Trường

Hai câu đầu: Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biển"

Dịch thơ

"Trước xớm, sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

  • Thời gian: Lúc về chiều, trời sắp tối.

  • Không gian: thôn xóm.

  • Ánh sáng: Sương khói hòa quyện, bao phủ.

→ Vào buổi chiều tà: thôn trước, thôn sau mờ như khói phủ làm cảnh vật "nửa như có, nửa như không" ⇒ Tả thực khung cảnh thiên nhiên.

=> Cảnh chiều muộn ở thôn quê Bắc Bộ nhạt nhòa trong sương, đẹp, mơ màng và yên tĩnh, thanh bình.

Hai câu cuối: Bức tranh về cảnh đồng quê, dân dã, bình dị.

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền".

Dịch thơ

"Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng"

  • Âm thanh: Tiếng sáo

  • Hoạt động
    • Trẻ dẫn trâu về nhà
    • Cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng.

⇒ Miêu tả không gian thoáng đãng cao rộng, yên ả, trong sạch. Làng quê trầm lặng mà không quạnh hiu bởi sự xuất hiện của con người và đàn cò trắng.

b. Tâm hồn tác giả

  • Gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

  • Tình cảm đối với quê hương ấm áp, chân thành.

⇒ Tâm hồn cao quý, thanh khiết.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà không đìu hiu.
      • Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ.
    • Ý nghĩa

      • Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông - vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị.

    • Nghệ thuật

      • Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo tạo nhịp thơ êm ái hài hòa.
      • Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thú vị.

      • Dụng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) của Trẩn Nhân Tông.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Tác giả
    • Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị vua nổi tiếng nhân ái, yêu dân, yêu nước.
    • Ông đã cùng vua cha (Trần Thánh Tông) và các tướng lĩnh tài ba như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải... lãnh đạo nhân dân ta mấy lần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông.
  • Tác phẩm
    • Bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra" được nhà vua sáng tác trong dịp về thăm quê nội ở Thiên Trường (Nam Định), sau khi nước nhà được giải phóng.
    • Nội dung ca ngợi khung cảnh thiên nhiên nông thôn thơ mộng và cuộc sống thanh bình của nhân dân.

2. Thân bài

a. Khung cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường

Hai câu thơ đầu

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biển"

Dịch thơ

"Trước xớm, sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không".

  • Tả cảnh làng quê lúc hoàng hôn
    • Sương như khói bao phủ lên khắp thôn xóm, vạn vật thấp thoáng ẩn hiện như có, như không.
    • Bức tranh nông thôn với màu sắc, đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát.

→ Hình ảnh giản dị, quen thuộc nhưng rất gợi cảm (thôn xóm, sương khói, bóng chiều...)

Hai câu cuối

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền".

Dịch thơ

"Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng"

  • Vẫn tiếp tục tả cảnh
    • Tiếng sáo mục đồng réo rắt
    • Đàn trâu đã về nhà hết
    • Từng đôi cò trắng nghiêng cánh liệng trên cánh đồng lúa xanh.

⇒ Cảm xúc xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ - một vị vua có tâm hồn thi sĩ, xuất thân từ nông thôn, gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng.

b. Tâm hồn tác giả

  • Gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

  • Tình cảm đối với quê hương ấm áp, chân thành.

⇒ Tâm hồn cao quý, thanh khiết.

3. Kết bài

  • Bài thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng xứng đáng là thơ của muôn đời.
  • Vẻ đẹp giản dị, tinh tế của nó để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Bài văn mẫu

     Trần Nhân Tông (1258-1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần.

     Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên - Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán

THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch nghĩa

BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.

Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.

Dịch thơ

 

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sảo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Ngô Tất Tố dịch)

Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đơn sơ vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng...

Hai câu thơ đầu:

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên".

Dịch thơ

"Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,

Bóng chiều man mác có dường không".

Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh... chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa.

Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược.

Hai câu thơ cuối:

"Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền".

Dịch thơ

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biếu cho cảnh đồng quê lúc chiều về: trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

Lời thơ không đơn thuần là kể -và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?

Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua - thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng.

Thông qua bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn tác giả gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. Đồng thời, thể hiện tình cảm đối với quê hương ấm áp, chân thành của một tâm hồn cao quý, thanh khiết.

     Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời đại bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.

3. Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ, đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã. Để nắm được nghệ thuật và nội dung của bài thơ, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?