SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ | KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 10, 11 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề |
ĐỀ 1: HÓA 10
Câu 1: (2 điểm): Hãy viết
a) 3 phản ứng điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm.
b) 2 phản ứng điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm.
c) 1 phản ứng điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm.
d) 1 phản ứng điều chế khí Cl2 trong công nghiệp.
e) 1 phản ứng điều chế nước Gia-ven.
g) 1 phản ứng điều chế kaliclorat.
h) 1 phản ứng điều chế clorua vôi.
Câu 2 (2 điểm): Bằng phản ứng hóa học hãy chứng minh:
a) Tính oxi hóa của của các halogen giảm dần khi đi từ Cl2 đến I2.
b) Tính khử của HI > HBr > HCl.
c) Clo vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
d) F2 có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
e) HCl vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 3 (4 điểm): Trình bày hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học minh họa trong các thí nghiệm sau:
a) Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4.
b) Dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4.
c) Dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4.
d) Dẫn khí Cl2 đến dư qua dung dịch NaBr.
e) Dẫn khí ozon vào dung dịch KI, chia dung dịch sau phản ứng thành hai phần: Phần 1 nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột; phần 2 nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein.
g) Cho KClO3 tinh thể vào dung dịch HCl đặc.
h) Để dung dịch HBr lâu ngày trong không khí.
Câu 4 (2,0 điểm): Chọn chất thích hợp để thực hiện dãy biến hóa sau (các phản ứng không được trùng nhau):
\(\mathop {Cl}\limits^o \to \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Cl}\limits^o \to \mathop {Cl}\limits^{ + 1} \to \mathop {Cl}\limits^o \to \mathop {Cl}\limits^{ + 5} \to \mathop {Cl}\limits^o \to \mathop S\limits^{ + 6} \to \mathop S\limits^{ + 4} \)
Câu 5 (2 điểm): Trong tự nhiên nguyên tố clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố đồng có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73%. Biết đồng và clo tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Xác định số khối đồng vị thứ hai của Cu.
Câu 6 (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 10,40 gam hỗn hợp gồm kim loại (M) thuộc nhóm IIA và oxit của nó vào dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch chứa 24,42 gam muối clorua. Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định tên của kim loại M.
Câu 7 (2 điểm): Chia 15 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với 600 ml HCl nồng độ xM, thu được khí A và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan. Phần thứ 2 tác dụng với 800 ml dung dịch HCl nồng độ xM và làm tương tự, thu được 32,35g muối khan. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và x. Tính thể tích H2 (đktc) thu được sau khi thực hiện xong mỗi thí nghiệm.
Câu 8 (2 điểm): Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M. Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 200 gam dung dịch HCl 7,3 %. Mặt khác cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 cần dùng 5,6 lít Cl2 (đktc), thu được hai muối clorua. Viết phương trình phản ứng xảy ra, xác định kim loại M và % khối lượng của M trong hỗn hợp X.
Câu 9 (2 điểm): Vận dụng các phương pháp giải nhanh, các định luật bảo toàn, hãy giải các bài toán sau (có thể không cần dùng phương trình phản ứng).
a) Hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào một lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, H2O và SO2. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ KMnO4 thu được 2,28 lít dung dịch Y. Tính nồng độ mol của axit tạo thành trong dung dịch Y.
b) Cho m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Sục khí H2S dư vào phần 1, thu được 1,28 gam kết tủa, cho dung dịch Na2S dư vào phần 2, thu được 3,04 gam kết tủa. Tính m.
c) Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Tính thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X.
d) Nhiệt phân 23,32 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và KCl, sau một thời gian thu được 0,08 mol khí O2 và hỗn hợp rắn Y. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ một lượng dung dịch chứa 0,4 mol HCl (đun nóng). Toàn bộ lượng khí thoát ra được hấp thụ vào dung dịch NaOH dư ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch chứa chứa 6,435 gam muối NaCl. Tính phần trăm khối lượng của KCl có trong hỗn hợp X.
ĐỀ SỐ 2: HÓA 11
Câu 1: (1 điểm)
Viết phương trình phản ứng xảy ra dạng ion rút gọn cho các trường hợp sau:
a. Hòa tan Mg vào dung dịch HNO3 không có khí thoát ra.
b. Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch Na2S.
c. Cho CuSO4 tác dụng với NH3 dư.
d. Cho FeS2 vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư.
Câu 2: (4 điểm)
a. Chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử, hãy lập sơ đồ để nhận biết 4 dung dịch riêng biệt chứa các chất sau: K3PO4, KCl, KNO3, K2S (không cần ghi phản ứng).
b. Khi trời mưa dông, có sấm sét, HNO3 được tạo thành trong nước mưa. Hãy viết các phương trình hóa học để giải thích.
c. Viết các phương trình phản ứng điều chế trực tiếp các chất: NH3, CO, N2 trong phòng thí nghiệm và phân ure trong công nghiệp.
d. Viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
P → X1 → X2 → X3 → P → X2 → X4 → X5 → X6
Trong đó X1...X6 là các hợp chất khác nhau của photpho.
Câu 3: (1 điểm)
Cho các chất sau tan vào nước tạo thành các dung dịch riêng biệt:
a. Na2CO3. b. KNO3. c. (NH4)2SO4. d. Fe(NO3)3.
Giải thích tính axit, bazơ của các dung dịch trên.
Câu 4: (2 điểm)
a. Cacbon thể hiện tính khử khi tác dụng với: axit, nước, phi kim, oxit. Hãy viết phản ứng thích hợp để chứng minh (với 1 chất chỉ viết 1 phương trình, ghi rõ điều kiện nếu có).
b. Cho 5,22 gam một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3. Phản ứng làm giải phóng V lít CO2 và 0,336 lít NO (không có sản phẩm khử khác). Viết phương trình hóa học, tìm công thức của X và tính V. Các khí đo ở đktc.
Câu 5: (2 điểm)
a. Cho mol NaOH tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch hòa tan vừa hết 7,8 gam Al(OH)3. Viết các phương trình phản ứng và tính .
b. Cho m gam kim loại Fe tan hết trong dung dịch HNO3 25,2%, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 0,672 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5.Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,82 gam muối khan. Viết phương trình phản ứng xảy ra.Tính giá trị của m và tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 6: (2 điểm)
a.Trộn CuO với một oxit kim loại M hoá trị II với số mol tương ứng theo tỉ lệ mol 1: 2, được hỗn hợp A. Cho một luồng CO dư đi qua 2,4 gam A nung nóng, thu được hỗn hợp B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Viết các phương trình phản ứng và xác định kim loại M.
b. Supephotphat đơn được điều chế bằng phản ứng hoàn toàn giữa một loại quặng có chứa 62% Ca3(PO4)2, 35% CaCO3, 3% SiO2 và axit sunfuric. Viết phương trình phản ứng và tính độ dinh dưỡng của phân lân trên.
Câu 7: (1 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm sau:
a. Cho Al4C3 vào nước.
b, Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
c. Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3.
d. Nhỏ từ từ stiren vào ống nghiệm đựng nước brom.
Câu 8: (5 điểm)
a. Viết CTCT, ghi tên gọi của các ankyl benzen có CTPT là C9H12.
b. Hỗn hợp D gồm etan, etilen, propin. Cho 12,24 gam D tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, phản ứng xong thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác 4,256 lít D (đktc) phản ứng vừa đủ 140 ml dung dịch Br2 1M. Tính số mol mỗi chất có trong 12,24 gam D.
Câu 9: (2 điểm) Vận dụng các phương pháp giải nhanh, hãy giải các bài toán sau (có thể không cần viết phương trình hóa học).
a. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng Br2 phản ứng.
b. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,336 lít (đktc) khí H2. Trộn 300 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và HNO3 0,3M, thu được 500 ml dung dịch có
pH = 13. Tính m.
c. Trộn 200 ml dung dịch A gồm KHCO3 0,5M và K2CO3 0,5M vào 200 ml dung dịch B gồm NaHCO3 0,5M và Na2CO3 0,5M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch D gồm H2SO4 0,5M và HCl 0,5M vào dung dịch C thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thì thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m và V.
d. Hòa tan hết 18,32 gam hỗn hợp Al, MgCO3, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,25 mol HNO3, thu được dung dịch X (chỉ chứa muối trung hòa) và 7,97 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,025 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,54 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Tính phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Hóa học khối 10, 11 năm 2019-2020 Trường THPT Thị Xã Quảng Trị. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !