BỘ ĐỀ DỰ KIẾN KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Công nghệ – Lớp 7
(Thời gian làm bài : 45 phút)
A. ĐỀ DỰ KIẾN
Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Đất trồng là:
A. Kho dự trữ thức ăn của cây.
B. Do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.
C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. Lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2. Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?
A. Đất cát. B. Đất sét.
C. Đất thịt. D. Đất cát pha.
Câu 3. Biện pháp thích hợp để cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ.
B. Làm ruộng bậc thang.
C. Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
D. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
Câu 4. Trong dãy các loại phân sau, dãy nào gồm toàn các loại phân thuộc nhóm phân hoá học?
A. Phân lân; phân heo; phân urê.
B. Phân trâu, bò; bèo dâu; phân kali.
C. Cây muồng muồng; khô dầu dừa; phân NPK.
D. Phân urê; phân NPK; phân lân.
Câu 5. Bón thúc được thực hiện vào thời gian nào?
A. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
B. Trước khi gieo trồng.
C. Sau khi cây ra hoa.
D. Sau khi gieo trồng.
Câu 6. Vai trò của giống cây trồng là:
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Tăng chất lượng nông sản.
C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.
D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 7. Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:
A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng.
B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng.
D. Tăng vụ gieo trồng.
Câu 8. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại cây trồng mạnh nhất?
A. Trứng. B. Sâu non.
C. Nhộng. D. Sâu trưởng thành.
Câu 9. Sử dụng một số loài sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch ... và các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại là biện pháp gì?
A. Biện pháp sinh học.
B. Biện pháp hoá học.
C. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
D. Biện pháp thủ công.
Câu 10. Trong trồng trọt, việc xử lý hạt giống mang lại hiệu quả gì?
A. Loại bỏ những hạt xấu.
B. Kích thích hạt nẩy mầm nhanh chóng.
C. Có nhiều hạt giống tốt.
D. Tiết kiệm hạt giống khi gieo trồng.
Câu 11. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là:
A. Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, sâu bệnh hại.
B. Tăng chất dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất.
C. Diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, chống đổ.
D. Tạo lớp đất mới trên bề mặt, dễ bón phân.
Câu 12. Tại sao phải bảo quản nông sản?
A. Đáp ứng các yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
B. Đảm bảo chất lượng nông sản ở mức tốt nhất.
C. Đáp ứng yêu cầu về sản lượng nông sản trong vụ mùa.
D. Hạn chế hao hụt về số lượng và chất lượng nông sản.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta? (2 điểm)
Câu 2. Phân bón có tác dụng gì đối với đất và cây trồng? Vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc? Hiện nay phương pháp sử dụng phân hữu cơ hiệu quả nhất ở địa phương nước ta là gì? (3 điểm)
Câu 3. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì? Giải thích câu tục ngữ: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”? (2 điểm)
B. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | B | A | D | A | D | C | B | A | B | C | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Đáp án | HD chấm |
---|---|---|
Câu 1 (2 điểm) | * Vai trò của trồng trọt: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. - Cung cấp nguồn hàng nông sản xuất khẩu có giá trị. * Nhiệm vụ của trồng trọt: Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. | - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
- Trả lời đúng ý cho 0,5 điểm. |
Câu 2 (3 điểm) | - Phân bón có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. - Dùng phân hữu cơ, phân lân bón lót vì: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hoà tan cây mới sử dụng được. - Dùng phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp bón thúc vì: Tỷ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay. - Phương pháp sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả nhất hiện nay đang được áp dụng ở nhiều địa phương của nước ta chính là mô hình Bioga: vừa cung cấp nhiên liệu cho sinh hoạt, vừa phân giải chất hữu cơ thành các chất dễ tiêu đối với cây trồng đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. | - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,75 điểm.
|
Câu 3 (2 điểm) | * Mục đích của việc làm cỏ, vun xới: - Diệt cỏ dại. - Làm cho đất tơi xốp. - Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. - Chống đổ. * “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là: Công cấy mới chỉ là giai đoạn đầu, là công phải làm, là “vốn“ bỏ ra, công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao phải phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc cây trồng (công làm cỏ). Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn. | - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm.
- Giải thích đúng cho 1 điểm.
|
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi và hướng dẫn chấm thi trong Bộ đề thi dự kiến học kì 1 môn Công Nghệ 7 của Phòng GD-ĐT Hương Khê có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết năm học 2017-2018
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !