TRƯỜNG THPT HẬU LỘC III | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Thuốc thử để phân biệt O2 và O3 là
A. Quỳ tím B. Ag C. AgNO3 D. BaCl2
Câu 2: Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo chiều giảm dần là
A. Cl>Br>F>I B. Br>Cl>I>F C. F>Cl>Br>I D. I>Br>Cl>F
Câu 3: Cho phương trình phản ứng sau: H2S + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4
Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. H2S chất oxi hóa, Cl2 chất khử B. H2S vừa chất oxi hóa, vừa chất khử
C. Cl2 vừa chất oxi hóa, vừa chất khử D. H2S chất khử, Cl2 chất oxi hóa
Câu 4: Cho 9,75 gam kim lọai X (hóa trị II) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là: (Biết Zn=65, Mg = 24, Al = 27, Ca = 40)
A. Al B. Zn C. Mg D. Ca
Câu 5: Cho 7,7 g hỗn hợp kim loại Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của các kim loại Zn và Mg lần lượt là (Zn=65, Mg=24, H=1)
A. 84,4% và 15,6% B. 36,5% và 63,5% C. 47,2% và 52,8% D. 54,6% và 45,4%
Câu 6: Axit HClO có tên gọi là
A. Axit clohiđric B. Axit clorit C. Axit hipoclorơ D. Axit flohiđric
Câu 7: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4
Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là
A. chất oxi hóa B. vừa chất oxi hóa, vừa chất khử
C. chất khử D. môi trường
Câu 8: Cho phản ứng sau đang ở trạng thái cân bằng: N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k) rH<0
Yếu tố làm cho cân bằng chuyển dịch về phía bên trái (phản ứng nghịch) là
A. giảm nồng độ NH3 B. tăng nồng độ N2
C. tăng áp suất D. tăng nhiệt độ
Câu 9: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. CaCO3 B. KMnO4 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3
Câu 10: Cho 10 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 5,6 lít khí H2 (đktc) bay ra. Khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch là (Mg=24, Fe=56, H=1, Cl=35,5)
A. 27,75 g B. 45,34 g C. 24,53 g D. 25, 56 g
Câu 11: Cho 200ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 2M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là (H=1, Cl=35,5; Na=23, O=16)
A. 1,2 M B. 2,1 M C. 4,2 M D. 3,4 M
Câu 12: Cho m gam kim loại Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Giá trị m là (Cu=64, H=1, S=32, O=16)
A. 7,8 g B. 3,5 g C. 6,4 g D. 9,2 g
Câu 13: Cho khí SO2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:1 ta thu được muối nào sau đây?
A. NaHSO4 B. Na2SO4 C. NaHSO3 D. Na2SO3
Câu 14: Trong các khí sau, khí có màu vàng lục, mùi xốc, rất độc là
A. Cl2 B. CO2 C. SO2 D. O2
Câu 15: Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. H2S B. H2SO4 C. K2SO4 D. SO2
Câu 16: Nung nóng 7,44 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 2,688 lít khí H2S (đktc) thoát ra. Khối lượng kim loại Zn và Fe lần lượt trong hỗn hợp ban đầu là (Zn=65, Fe=56, S=32, H=1, O=16)
A. 3,5g và 3,94g B. 4,3g và 3,14g C. 2,8g và 4,64g D. 5,2g và 2,24g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Hãy cho biết người ta sử dụng yếu tố nào trong các yếu tố sau để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp rắc men vào tinh bột đã dược nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nồng độ B. Áp suất C. Nhiệt độ D. Xúc tác
Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
A. 12,6 gam B. 50,4 gam C. 25,2 gam D. 37,8 gam
Câu 3: Cho 10g dung dịch HCl tác dụng với dd AgNO3 thì thu được 14,35g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dd HCl phản ứng là
A. 35% B. 15% C. 50% D. 36,5%
Câu 4: Cho các dung dịch sau: NaNO3; HCl; Na2SO4; Ba(OH)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên:
A. BaCl2 B. AgNO3 C. Quỳ tím D. KOH
Câu 5: Cho các dung dịch: KCl, NaNO3, K2SO4. Chọn thuốc thử phù hợp dưới đây để có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. AgNO3, quỳ tím B. Phenolphtalein, quỳ tím
C. BaCl2, AgNO3 D. BaCl2, Phenolphtalein
Câu 6: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,04 mol/l. Sau 20s, chất đó phản ứng hết 0,03 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng xảy ra trong thời gian đó là:
A. 0,0015mol/l.s B. 0,02 mol/l.s C. 0,03mol/l.s D. 0,01mol/l.s
Câu 7: Yếu tố nào sau đây khi thay đổi không làm chuyển dịch cân bằng hoá học:
A. nhiệt độ B. chất xúc tác C. áp suất D. nồng độ
Câu 8: Cho phản ứng hóa học:
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng
A. H2S là chất khử, H2O là chất Oxi hóa B. H2S là chất Oxi hóa , Cl2 là chất khử
C. Cl2 là chất Oxi hóa, H2O là chất khử D. H2S là chất khử, Cl2 là chất Oxi hóa
Câu 9: Khi sục 1,12 lít khí H2S (đktc) vào 50ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được là:
A. Na2S B. Na2S và NaHS C. Na2S và NaOH D. NaHS
Câu 10: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên
A. Phản ứng (1) SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
B. Phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, vừa là chất khử
C. Phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
D. Phản ứng (1) Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) H2S là chất khử
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. O3 chỉ có tính oxi hoá.
B. O3 và H2O2 đều có thể hiện tính oxi hoá .
C. H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
D. O3 và H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
Câu 12: Ở nhiệt độ thích hợp, hỗn hợp khí N2 và H2 đạt đến trạng thái cân bằng :
3H2 (k) + N2 (k) ⇋ 2NH3 (k)
Hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,50 mol NH3, 2,00 mol N2 và 3,00 mol H2. Có bao nhiêu mol H2 có mặt khi phản ứng bắt đầu ?
A. 5,25 mol B. 3,00 mol C. 4,00 mol D. 4,50 mol
Câu 13: Cho a (g) hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 4,48lít khí (đktc).Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng thì thoát ra 8,96lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm kim loại Cu và Fe có trong hỗn hợp là:
A. 50%. và 50 % B. 36,36 % và 63,64%.
C. 40% và 60%. D. 30% và 70%.
Câu 14: Tính oxi hóa của các halogen tăng dần theo thứ tự
A. I < Br < Cl < F B. Br < I < F < Cl C. I < Cl < Br < F D. Br < I < Cl < F
Câu 15: Muốn pha loãng H2SO4 đậm đặc nên làm theo cách nào dưới đây
A. Rót từ từ axit vào nước.
B. Rót từ từ nước vào axit.
C. Rót axit và nước đồng thời vào bình thuỷ tinh.
D. Dùng SO3 cho vào nước
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Hậu Lộc III, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!