1. ĐỀ THI SỐ 1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH
ĐỀ THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: SINH HỌC – Lớp 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Nếu cho các tế bào hồng cầu của người vào ống nghiệm chứa nước cất, thì hiện tượng nào dưới đây có thể quan sát được?
A. hồng cầu không thay đổi hình dạng do nước di chuyển cân bằng.
B. hồng cầu nhận nước quá nhiều làm chúng vỡ ra.
C. hồng cầu mất nước, trở nên biến dạng nhăn nheo.
D. hồng cầu nhận nước, trương lên, nhưng không vỡ.
Câu 2: Trong tế bào thực vật, nồng độ chất tan X vào khoảng 0,8%. Tế bào nói trên sẽ bị co nguyên sinh khi đặt trong dung dịch chứa chất nào dưới đây?
A. Dung dịch chất X có nồng độ 1%.
B. Nước cất.
C. Dung dịch chất X có nồng độ 0,8%.
D. Dung dịch chất X có nồng độ 0,4%.
Câu 3: Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng có đặc điểm là
A. chỉ có ở tế bào nhân thực.
B. không cần tiêu tốn năng lượng.
C. từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ chất tan cao hơn.
D. không cần các kênh protêin xuyên màng.
Câu 4: Cho các phát biểu về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất dưới đây:
(1) Sự khuếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động cần tiêu tốn năng lượng.
(2) Hình thức nhập bào và xuất bào các chất tiêu tốn rất nhiều năng lượng của tế bào.
(3) Trong vận chuyển chủ động, các chất được vận chuyển xuyên qua lớp photpholipid kép của màng sinh chất.
(4) Sự khuếch tán của các phân tử nước tự do qua màng bán thấm gọi là sự thẩm thấu.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 5: Ở các tế bào có hoạt động sản sinh protein tiết ra bên ngoài sẽ phát triển mạnh loại bào quan nào dưới đây?
A. Nhân.
B. Lưới nội chất trơn.
C. Lizoxom.
D. Lưới nội chất hạt.
Câu 6: Xenlulozo và tinh bột đều là đường đa cấu tạo bởi đơn phân là glucozo, tuy nhiên, enzyme xenlulaza chỉ xúc tác phản ứng phân hủy xenlulozo mà không phân giải được tinh bột. Nguyên nhân là do
A. liên kết giữa các đơn phân trong tinh bột bền vững hơn trong xenlulozo.
B. tinh bột có kích thước quá lớn so với xenlulaza.
C. trung tâm hoạt động của xenlulaza chỉ tương thích với xenlulozo.
D. tinh bột chỉ có thể bị phân hủy bởi các xúc tác vô cơ.
Câu 7: Lizoxom là bào quan chứa hệ thống enzyme thủy phân các chất, tuy nhiên các enzyme này lại không thể phá hủy chính lizoxom, đó là vì
A. lizoxom có màng nhầy bảo vệ tránh tác động của enzyme.
B. enzyme ở trạng thái bất hoạt do pH trong lizoxom không phù hợp.
C. cấu tạo màng lizoxom có thêm các yếu tố bảo vệ vững chắc.
D. trong lizoxom không có các chất hoạt hóa enzyme.
Câu 8: Riboxom được cấu tạo bởi các thành phần là
A. rARN, protein
B. rARN, tARN, protein.
C. tARN, protein
D. rARN, mARN
Câu 9: Ở người, khi có các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ tấn công và ”nuốt” lấy vi khuẩn để tiêu diệt chúng. Phương thức bạch cầu ”nuốt” vi khuẩn vào trong tế bào để tiêu diệt chúng được gọi là
A. xuất bào.
B. hợp bào.
C. ẩm bào.
D. thực bào.
Câu 10: Tính chất quan trọng nào của màng sinh chất cho phép nó có thể biến dạng màng để vận chuyển các chất theo phương thức nhập- xuất bào?
A. Tính ổn định
B. Tính khảm
C. Tính bán thấm
D. Tính động
Câu 11: Với một lượng cơ chất xác định, khi tăng nồng độ enzyme thì hoạt tính của enzyme biến đổi như thế nào?
A. Hoạt tính enzyme giảm xuống.
B. Hoạt tính enzyme tăng lên.
C. Hoạt tính enzyme không đổi.
D. Hoạt tính enzyme tăng đến một giá trị rồi giảm dần.
Câu 12: Các bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực chỉ có 1 lớp màng bao bọc?
(1) ti thể (2) lục lạp(3) lizoxom
(4) bộ máy Golgi(5) lưới nội chất (6) riboxom
Tổ hợp lựa chọn đúng là:
A. (1), (2), (4), (5), (6).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (6).
Câu 13: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của các tế bào sinh dưỡng loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Ếch con sẽ mang đặc điểm như thế nào?
A. tất cả đặc điểm của cả loài A và loài B.
B. chủ yếu của loài A.
C. chủ yếu của loài B.
D. một nửa của loài A, một nửa của loài B.
Câu 14: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây là chung cho lục lạp và ti thể?
(1) được bao bọc bởi 2 lớp màng.
(2) tìm thấy ở tất cả các tế bào nhân thực.
(3) có chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào.
(4) có các phân tử ADN dạng sợi kép.
(5) có bào quan riboxom.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 15: Khi quan sát 1 tế bào dưới kính hiển vi, một học sinh mô tả một cấu trúc như sau: “Đó là một chồng túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách khỏi cái kia, không thông với nhau”. Theo em, cấu trúc học sinh đó đề cập đến là
A. hệ thống hạt grana.
B. bộ máy Golgi.
C. các túi tilacoit.
D. lưới nội chất trơn.
Câu 16: Các quá trình biến đổi nào dưới đây là quá trình đồng hóa?
(1) ADP + P vô cơ → ATP
(2) saccarozo → glucozo + fructozo
(3) acid amin → chuỗi polipeptid → phân tử protein
(4) tinh bột → mantozo → glucozo
A. (1), (3), (4).
B. (1), (3).
C. chỉ (1).
D. (2), (4).
Câu 17: Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.
Enzyme | Cơ chất |
1. Saccaraza 2. Pepsin 3. Amilaza 4. Mantaza | a. Protein b. Tinh bột chín c. Mantozo d. Saccarozo |
A. 1d, 2c, 3b, 4a.
B. 1d, 2b, 3a, 4c.
C. 1d, 2a, 3c, 4b.
D. 1d, 2a, 3b, 4c.
Câu 18: Ở người, loại tế bào nào trong các tế bào dưới đây có nhiều lưới nội chất hạt nhất?
A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào biểu bì.
C. Tế bào cơ tim.
D. Tế bào bạch cầu.
Câu 19: Khi đặt 3 tế bào thực vật của cùng một mô vào trong 3 môi trường 1, 2, 3, người ta quan sát thấy các hiện tượng như hình vẽ dưới đây, trong đó mũi tên mô tả hướng di chuyển của các phân tử nước tự do.
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về thí nghiệm trên là đúng?
(1) Môi trường 1 là môi trường ưu trương, môi trường 3 là môi trương nhược trương so với tế bào.
(2) Trong môi trường 1, tế bào mất nước gây ra hiện tượng co nguyên sinh.
(3) Ở môi trường 3, nếu lượng nước từ bên ngoài di chuyển vào trong tế bào quá nhiều sẽ làm vỡ tế bào.
(4) Tế bào trong môi trường 2 sẽ có khối lượng và kích thước không đổi so với ban đầu.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 20: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là
A. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
B. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
C. bao bọc xung quanh và bảo vệ nhân tế bào.
D. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | B | D | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | A | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | C | C | C | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | D | D | B | A |
{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
2. ĐỀ THI SỐ 2
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA
ĐỀ THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: SINH HỌC – Lớp 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:
1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào
Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…
A. 5→3→2→1→4.
B. 5→3→2→1→4.
C. 5→2→3→1→4.
D. 5→2→3→4→1.
Câu 2. Giới khởi sinh gồm:
A. virut và vi khuẩn lam.
B. nấm và vi khuẩn.
C. vi khuẩn và vi khuẩn lam.
D. tảo và vi khuẩn lam.
Câu 3. Nguồn gốc chung của giới động vật là
A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.
C. động vật nguyên sinh.
D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.
Câu 4. Giới động vật gồm những sinh vật
A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Câu 5: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:
A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.
D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.
Câu 6 . Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N.
C. O, P, C, N.
D. H, O, N, P.
Câu 7: Khi cây trồng thiếu kali sẽ dẫn tới
A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dùng chất đồng hoá từ lá.
C. ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
Câu 8. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon.
B. Hydro
C. Oxy.
D. Nitơ.
Câu 9. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là
A. nitơ.
B. các bon.
C. hiđrrô.
D. phốt pho.
Câu 10. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 11. Cacbohydrat cấu tạo nên màng sinh chất
A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ.
B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn.
C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
D. Cả ba phương án đều đúng
Câu 12. Đường mía (saccarozơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. hai phân tử glucozơ.
B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.
C. hai phân tử fructozơ.
D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.
Câu 13. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. tinh bột.
B. xenlulôzơ.
C. đường đôi.
D. cacbohyđrat.
Câu 14. Fructôzơ là 1 loại
A. pôliasaccarit.
B. đường pentôzơ.
C. đisaccarrit
D. đường hecxôzơ.
Câu 15. Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa
A. các phân tử xenlulôzơ với nhau.
B. các đơn phân glucôzơ với nhau.
C. các vi sợi xenlucôzơ với nhau.
D. các phân tử fructôzơ.
Câu 16. Trong các cấu trúc tế bào cấu trúc không chứa axitnuclêic là
A. ti thể.
B. lưới nội chất có hạt.
C. lưới nội chất trơn
D. nhân.
Câu17. Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử
A. ADN.
B. prôtêin.
C. CO2.
D. cả A và B đúng
Câu 18. Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi
A. số vòng xoắn.
B. chiều xoắn.
C. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit.
D. tỷ lệ A + T / G + X.
Câu 19. Loại ARN được dùng là khuôn để tổng hợp prôtêin là
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. cả A, B và C đúng
Câu 20. Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình
A. Tự sao.
B. Sao mã.
C. Giải mã.
D. Phân bào.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | C | D | A | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | A | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | B | D | D | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | D | C | A | B |
{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ THI SỐ 3
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
ĐỀ THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: SINH HỌC – Lớp 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Photpholipit
B. Peptydoglican
C. Kitin
D. Xenlulôzơ
Câu 2. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?
A. Enzim của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra
B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Câu 3. Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là?
A. Giải phóng enzim khỏi cơ chất
B. Tạo ra sản phẩm cuối cùng
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian
D. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
Câu 4. Chất dưới đây không phải lipit là?
A. Sáp
B. Xenlulôzơ
C. Côlestêron
D. Hoocmon ostrôgen
Câu 5. Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước lần lượt là?
A. (1) → (3) → (2)
B. (2) → (1) → (3)
C. (2) → (3) → (1)
D. (1) → (2) → (3)
Câu 6. Fructôzơ thuộc loại?
A. Đường sữa
B. Đường mía
C. Đường trái cây
D. Đường phức
Câu 7. Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (4)
D. (2), (3)
Câu 8. Lipit là chất có đặc tính?
A. Có ái lực rất mạnh với nước
B. Không tan trong nước
C. Tan nhiều trong nước
D. Tan rất ít trong nước
Câu 9. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là?
A. Phân tử dầu có chứa 2glixêrol
B. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo
C. Trong mỡ chứa nhiều axít no
D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước .
Câu 10. Thành tế bào thực vật có bản chất là:
A. Peptydoglican
B. Xenlulozơ
C. Photpholipit
D. Kitin
Câu 11. Đồng hóa là?
A. Quá trình phân giải các chất cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
C. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
D. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
Câu 12. Vì sao lizoxôm được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?
A. Vì có cấu tạo một lớp màng
B. Vì bên trong lizoxôm có chứa enzim thuỷ phân
C. Vì có cấu trúc dạng túi
D. Vì có các hạt riboxôm đính trên màng
Câu 13. Glicoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?
A. Màng sinh chất và riboxom
B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt
C. Lưới nội chất hạt và bộ máy gôngi
D. Lưới nội chất trơn và bộ máy gôngi
Câu 14. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:
A. Màng trong của ty thể thì gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn
B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn
C. Ty thể có enzim còn lục lạp có hạt riboxôm
D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp thì có enzim hô hấp
Câu 15. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào
Câu 16. Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên lipit là?
A. Ôxi, Nitơ, hidrô
B. Cacbon, hidrô, ôxi
C. Hidrô, ôxi, phốt pho
D. Nitơ, hidrô, Cacbon
Câu 17. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Đây là liên kết mạnh
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
Câu 18. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vitamin C
B. Stêrôit
C. Vitamin A
D. Phôtpholipit
Câu 19. Thành phần cấu tạo của lipit là?
A. A xít béo và rượu
B. Axit béo và Gliêrol
C. Đường và rượu
D. Gliêrol và đường
Câu 20. Sinh vật nào sau có cấu tạo tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn
B. Vi rút
C. Thực vật
D. Nấm
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | B | D | B | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | B | C | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | B | C | C | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | B | C | A | B |
{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 21-32 của đề thi số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 dạng trắc nghiệm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 10 năm 2020
- Đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án
Chúc các em học tập tốt !