TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là
A. phát minh ra cung tên
B. phát minh ra nhà cửa
C. phát minh ra lao.
D. phát minh ra lửa.
Câu 2: “Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức
A. thị tộc
B. bộ lạc
C. bầy người nguyên thuỷ
D. công xã nông thôn.
Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ
A. V –IV trước công nguyên
B. IV-III trước công nguyên
C. III-II trước công nguyên
D. II-I trước công nguyên
Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là
A. cư dân sống tập trung ở thành thị
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
C. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư
D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ
Câu 5: Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là
A. Tuân Tử
B. Mạnh Tử
C. Lão Tử
D. Khổng Tử.
Câu 6: Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Hin đu
D. Bà la môn.
Câu 7: Nhà Thanh ở Trung Quốc là
A. Triều đại ngoại tộc
B. Triều đại phong kiến dân tộc
C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
Câu 8: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng
B. mở rộng quan hệ sang phương Tây
C. thần phục các nước phương Tây
D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.
Câu 9: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. thời Vương triều Gúp-ta
B. thời Vương triều Hác-sa
C. thời Vương triều Hồi giáo Đê-li
D. thời Vương triều Mô-gôn
Câu 10: Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là
A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước
B. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu
C. sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
D. sự thống nhất đất nước.
Câu 11: Vương triểu Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là
A. đều là những vương triều ngoại tộc
B. đều thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo
C. đều du nhập tôn giáo vào Ấn Độ
D. đều khuyến khích hoà hợp văn hoá.
Câu 12: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
D | C | B | C | D | A |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | D | A | C | A | C |
13 | 14 | 15 | 16 |
|
|
C | A | A | B |
|
|
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1.
1. Thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ trung đại
- Tư tưởng tôn giáo:
+ Đạo Hin đu: bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Đô….
+ Đạo Phật: xuất hiện từ thời cổ đại…..
- Chữ viết: ban đầu là chữ Brahmi sau phát triển thành chữ Phạn
- Văn học; tiêu biểu là các bộ sử thi
- Kiến trúc, nghệ thuật: chịu ảnh hưởng của các tôn giáo, các đền, chùa hang, tượng Phật…
2. Ảnh hưởng ra bên ngoài:
Ảnh hưởng đến Đông Nam Á qua buôn bán….
+ Về tôn giáo
+ Chữ viết
+ Văn học
+ Kiến trúc
Ảnh hưởng toàn diện sâu sắc nhưng các quốc gia ĐNA tiếp nhận vẫn tạo nên bản sắc riêng
Câu 2.
1. Lãnh địa phong kiến:
- Gồm đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh tạo thành những pháo đài kiên cố) và đất khẩu phần (ở xung quanh pháo đài, giao cho nông nô cày cấy và thu thuế)
- Lãnh địa là đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu
2. Đặc điểm:
- Đặc điểm kinh tế của lãnh địa : Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc
- Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa:
+ Đời sống của lãnh chúa :
Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.
+ Cuộc sống của nông nô :
Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin...).
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay
A. khoảng 6 triệu năm trước đây.
B. khoảng 4 triệu năm trước đây.
C. khoảng 4 vạn năm trước đây.
D. khoảng 1 vạn năm trước đây.
Câu 2: Cư dân vùng nào biết sử dụng công cụ bằng đồng sớm nhất?
A. Cư dân Trung quốc.
B. Cư dân Tây Á và Ai Cập.
C. Cư dân Ấn Độ.
D. Cư dân Nam Âu.
Câu 3: Sắt được sử dụng làm công cụ kim khí cách ngày nay
A. khoảng 5500 năm trước.
B. khoảng 4000 năm trước.
C. khoảng 3000 năm trước.
D. khoảng 2000 năm trước.
Câu 4: Người tinh khôn ra đời là bước nhảy vọt thứ mấy trong lịch sử loài người?
A. Bước nhảy vọt thứ nhất.
B. Bước nhảy vọt thứ hai.
C. Bước nhảy vọt thứ ba.
D. Bước nhảy vọt thứ tư.
Câu 5: Khi người tinh khôn xuất hiện đã hình thành nên các chủng tộc lớn nào?
A. Da vàng, da đen và da trắng.
B. Da vàng, da đen và da đỏ.
C. Da trắng, da đen và da đỏ.
D. Da vàng, da trắng và da đỏ.
Câu 6: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt là gì?
A. Khai khẩn được đất hoang.
B. Đưa năng suất lao động tăng lên.
C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
Câu 7: Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy là
A. sự lao động của một số người.
B. sự lao động bình đẳng giữa nam và nữ.
C. sự công bằng và bình đẳng.
D. mọi người đều phải lao động.
Câu 8: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc xuất hiện tư hữu là
A. do năng suất lao động tăng lên.
B. do xuất hiện công cụ bằng kim loại.
C. do xuất hiện sản phẩm dư thừa thường xuyên.
D. do có những người chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng.
Câu 9: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc, xã hội phân chia thành giai cấp... đó là hệ quả xã hội của việc sử dụng
A. công cụ đá mới.
B. công cụ bằng đồng đỏ.
C. công cụ bằng đồng thau.
D. công cụ bằng kim loại.
Câu 10: Chế độ tư hữu xuất hiện là do
A. những người đứng đầu lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình.
B. của cải dư thừa.
C. xã hội phân chia giàu nghèo.
D. gia đình mẫu hệ tan vỡ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | B | C | B | A | D |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | B | D | A | B | D |
13 | 14 | 15 | 16 |
|
|
D | A | C | A |
|
|
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Sự ra đời của lịch và thiên văn học
+ Thành tựu: một năm có 365 ngày...
+ Vai trò: Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Chữ viết
+ Thành tựu: Chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh...
+ Vai trò: Là phát minh lớn của loài người.
- Toán Học
+ Thành tựu: Tính được số pi= 3,16; tìm ra số 0, diện tích hình tròn, hình tam giác...
+ Vai trò: Phát minh quan trọng của văn minh nhân loại.
- Kiến trúc
+ Thành tựu: phong phú, Kim tự tháp ai Cập, thành treo babylon...
+ Vai trò: Thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Câu 2:
- Chính sách
+ Xây dựng chính quyền mạnh mẽ
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc
+Đo đạc lại ruộng đất...
+ Khuyến khích văn hóa- nghệ thuật
- Ý nghĩa
+ Xã hội ổn định
+ Kinh tế phát triển
+ Văn hóa có nhiều thành tựu mới
+ Đất nước thịnh vượng.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nam Phù Cừ. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.