TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH
ĐỀ THI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LI 10
Thời gian: 45 phút
ĐỀ 1
Câu 1: Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. Quá trình đô thị hóa. B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.
C. Mức sống giảm xuống. D. Số dân nông thôn giảm đi.
Câu 2: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Ở nông thôn , hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động .
Câu 3 : Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động .
Câu 4: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư. B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.
C. Làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
D.Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 5: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới . B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn.
C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn. D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.
Câu 6: Quy luật địa đới có biểu hiện
A. Vòng tuần hoàn của nước. B. Các hoàn lưu trên đại dương.
C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất. D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao.
Câu 7: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là
A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng , lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ.
B. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
C. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa , đại dương và địa hình núi cao.
D. Năng lượng bên ngoai trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.
Câu 8: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là
A. Sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
B. Sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.
C. Sự giảm nhanh nhiệt độ , khí áp và mật độ không khí theo độ cao.
D. Sự giảm nhanh nhiệt độ , độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao .
Câu 9: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. Sự phân bố của các vanh đai nhiệt theo độ cao.
B. Sự phân bố của các vanh đai khí áp theo độ cao.
C. Sự phân bố của các vanh đai khí hậu theo độ cao.
D. Sự phân bố của cac vanh đai đất và thực vật theo độ cao.
Câu 10: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là
A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
C. Sự hình thành của các vanh đai đảo, quần đảo ven các lục địa.
D. Các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.
Câu 11: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là
A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ. B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.
C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ. D.Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ.
Câu 12: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. Châu Mĩ B. Châu Phi C. Châu Đại Dương D. Châu Á
Câu 13: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số dưới 10 người/km2?
A. Tây Âu B. Ô – xtrây – li - a C. Đông Nam Á D. Nam Á
Câu 14: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số từ trên 200 người/ km2?
A. In – đô – nê – xi – a B. Phía Đông Trung Quốc.
C. Hoa Kì. D. Liên Bang Nga.
Câu 15: Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi
A. Có đất đai màu mỡ,có mức độ tập trung công nghiệp cao.
B. Có địa hình cao , khí hậu mát mẻ , có đặc điểm đu lịch.
C. Có lượng mưa rất lớn, có rừng rậm phát triển.
D. Có mặt bằng lớn , có công nghiệp khai thác khoáng sản.
Câu 16: Khu vực nào sau đây dân cư thường tập trung đông đúc hơn ?
A. Khu vực trồng cây công nghiệp dài ngày. B. Khu vực trồng lúa nước.
C. Khu vực trồng cây ăn quả. D. Khu vực trồng rừng.
Câu 17: Tại sao vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt.
A. Đất nghèo dinh dưỡng.
B. Không sản xuất được lúa gạo.
C. Nghèo khoáng sản.
D. Khí hậu khắc nghiệt, không có nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Câu 18: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ. B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ. D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 19: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa
A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.
C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.
D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.
Câu 20: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới
A. Phân bố sản xuất B. Tổ chức đời sống xã hội.
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
------------Còn tiếp------------
ĐỀ 2
Câu 1: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra với
A. Số trẻ em bị tử vong trong năm. B. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.
C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. D. Số phụ nữ trong cùng thời điểm.
Câu 2: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều. B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao. D. Mức sống cao.
Câu 3: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm tới
A. Số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. B. Số người trong độ tuổi lao động.
C Số dân trung bình ở cùng thời điểm. D. Số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.
Câu 4: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. Gia tăng cơ học.
C. Số dân trung bình ở thời điểm đó. D. Nhóm dân số trẻ.
Câu 5:“ Trong tự nhiên, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ”, là biểu hiện của quy luật
A. phi địa đới. B. địa ô.
C. địa đới. D. thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 6: Công thức dùng để tính tỉ suất tử thô của một nước là
A. T0/00 = \(\frac{{T.1000}}{{DS}}\) B. T% = \(\frac{{T.100}}{{DS}}\) C. T0/00 = \(\frac{{T.1000}}{{{D_{TB}}}}\) D. T% = \(\frac{{T.100}}{{D{}_{TB}}}\)
Câu 7: Lớp vỏ địa lý còn được gọi là
A. lớp phủ thực vật. B. lớp vỏ Trái Đất. C. lớp thỗ nhưỡng. D. lớp vỏ cảnh quan
Câu 8: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm
A. Nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.
B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.
C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.
Câu 9: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?
A. Nội trợ.
B. Những người tàn tật.
C. Học sinh , sinh viên.
D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 10: Gỉa sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2014 là
A. 7257,8 triệu người. B. 7287,8 triệu người.
C. 7169,6 triệu người. D. 7258,9 triệu người.
Câu 11: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao ?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều. B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao. D. Mức sống cao.
Câu 12: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây ?
A. Khí quyển và thủy quyển. B. Thủy quyển và thạch quyển
C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển D. Thạch quyển và thổ nhưỡng quyển
Câu 13: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Gió thổi quá mạnh B. Nhiệt độ quá cao C. Độ ẩm quá thấp D. Thiếu ánh sáng
Câu 14: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật , chủ yếu thông qua các yếu tố
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Câu 15: Trong những nhân tố tự nhiên , nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. Khí hậu B. Đất C. Địa hình D. Bản thân sinh vật.
Câu 16: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp . Đất nâu và xám.
B. Rừng nhiệt đới ẩm . Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng cận nhiệt ẩm . Đất đỏ , nâu đỏ.
D. Rừng nhiệt đới ẩm . Đất đỏ vàng ( feralit )
Câu 17: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?
A. Rừng lá kim . Đất pootdôn. B. Thảo nguyên . Đất đen.
C. Rừng cận nhiệt ẩm . Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. D. Xavan. Đất đỏ,nâu đỏ.
Câu 18: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?
A. Thảo nguyên . Đất đen.
B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt .Đất đỏ nâu.
C. Hoang mạc và bán hoang mạc .Đất xám.
D. Rừng nhiệt đới ẩm . Đất đỏ vàng ( feralit ).
Câu 19: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. Lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.
C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau , trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 20: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí , khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt , cần được bảo vệ.
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác.
C. Để đạt hiệu quả cao , cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
---(Để xem tiếp nội dung đề từ câu 21-30 và đáp án của 2 đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !