TRƯỜNG THPT NGỌC HÀ | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
1) Một nhóm học sinh cần một hỗn hợp chất có khả năng bùng cháy để biểu diễn trong một đêm câu lạc bộ hóa học. Một số hỗn hợp bột được đề xuất gồm:
a) KClO3, C, S.
b) KClO3, C.
c) KClO3, Al.
Hỗn hợp nào có thể dùng, hãy giải thích.
2) Từ muối ăn điều chế được dung dịch có tính tẩy màu, từ quặng florit điều chế được chất có thể ăn mòn thủy tinh, từ I2 điều chế một chất pha vào muối ăn để tránh bệnh bướu cổ cho người dùng, từ O2 điều chế chất diệt trùng. Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất như đã nói ở trên, biết mỗi chất chỉ được viết một phương trình phản ứng.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi dẫn khí HCl vào nước.
1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.
2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích.
3) Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.
Câu 3: Trong một thí nghiệm khi nung m gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí nghiệm là:
* Nhiệt độ khí trong bình là 27,30C.
* Áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg.
* Thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm3
* Chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong bình cầu là 6,8cm.
* Áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg.
Biết khối lượng riêng của Hg là 13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3. Hãy tính m.
Câu 4:
1) Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).
2) Hãy tính bán kính nguyên tử Liti (đơn vị nm), biết thể tích của 1 mol tinh thể kim loại Li bằng 7,07cm3 và trong tinh thể các nguyên tử Li chỉ chiếm 68% thể tích, còn lại là khe trống.
Câu 5:
1) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Fe3C + H2SO4 đặc nóng dư →
FexSy + HNO3 đặc nóng dư → Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O
2) Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.
a. HCl bị lẫn H2S.
b. H2S bị lẫn HCl.
c. CO2 bị lẫn SO2.
d. CO2 bị lẫn CO.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở (đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối đối với H2 là 19.
1) Hãy xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A.
2) Tính m và V, biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 5 gam kết tủa trắng.
Câu 7: Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.
1) Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Trong hỗn hợp C có chất C' có khối lượng mol bằng 206 gam. Khi cho chất này vào dung dịch HCl đặc ở -100C thu được chất lỏng (E) màu vàng, mùi khó chịu. Trong E có các chất F, G, H đều kém bền (mỗi chất đều chứa 2 nguyên tố), trong đó F có tỷ khối hơi so với H2 bằng 33, G có 1 nguyên tố chiếm 2,041% về khối lượng, H và C' có cùng số nguyên tử trong phân tử. Hòa tan C' vào dung dịch HCl đặc đun nóng thấy dung dịch có vẫn đục và có khí thoát ra. Xác định các chất C', F, G, H viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
Câu 8: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:
* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.
* Phân tử YF4 có hình tứ diện.
* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.
* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.
1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.
Câu 9: Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau
* Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.
* Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng.
b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).
Câu 10: Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Tính khối lượng kết tủa B.
---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2 điểm)
1) Nguyên tử X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Tại sao ?
2) Electron cuối cùng trong nguyên tử A ở trạng thái cơ bản có các số lượng tử là n = 2; m = -1; ms= +1/2. Trong đó, quy ước m có giá trị từ nhỏ đến lớn. Số electron độc thân trong nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản thuộc phân lớp 4d hoặc 5s cũng bằng số electron độc thân của A. Cho biết, R là những nguyên tố nào? (có thể sử dụng bảng tuần hoàn để trả lời).
3) Cho biết một số giá trị năng lượng ion hoá thứ nhất (I1,eV): 5,14; 7,64; 21,58 của Ne , Na, Mg và một số giá trị năng lượng ion hoá thứ hai (I2, eV): 41,07; 47,29 của Na và Ne. Hãy gán mỗi giá trị I1, I2 cho mỗi nguyên tố và giải thích. Hỏi I2 của Mg như thế nào so với các giá trị I2 trên? Vì sao?
Câu 2. (3 điểm)
1) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau:
a. Ozon oxi hóa dung dịch KI trong môi trường trung tính.
b. Sục khí CO2 qua nước Javel.
c. Cho nước clo qua dung dịch KI dư.
d. Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím.
e. Sục clo đến dư vào dung dịch FeBr2.
2) Trong khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa lưu huỳnh đioxit. Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây ra mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình, tượng đài bằng đá, bằng thép. Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích cho vấn đề nêu trên.
3) Nhiệt phân 98 gam KClO3 (có xúc tác MnO2), sau một thời gian thu được 93,2 gam chất rắn và khí A. Cho toàn bộ khí A phản ứng hết với hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp chất rắn Y cân nặng 15,6 gam. Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,56 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Tính thành phần % khối lượng của Mg trong hỗn hợp X.
Câu 3. (2,0 điểm)
1) Mô tả dạng hình học (không vẽ hình) và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion sau: BCl3, NH3, SF6, SO2, I3-.
2) Cho biết loại liên kết giữa các hạt ở nút mạng lưới trong mỗi loại tinh thể của các chất rắn sau: bạc; canxi oxit; kim cương; than chì (graphit) và iot.
Câu 4. (2 điểm)
1) Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: HCl, NaHSO4, BaCl2, NaHSO3. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ, người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau:
-Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa.
-Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy có bọt khí không màu, mùi hắc bay ra.
-Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.
Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình của các phản ứng xảy ra.
2) Tìm cách loại sạch tạp chất khí có trong khí khác trong mỗi hỗn hợp khí sau và viết các phương trình phản ứng xảy ra:
a) HCl có trong H2S;
b) HCl có trong SO2 ;
c) SO3 có trong SO2.
Câu 5. Cho 50g dung dịch MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6 % tác dụng với 10g dung dịch AgNO3 thu được kết tủa AgX. Lọc kết tủa được dung dịch nước lọc, biết nồng độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng độ đầu.
1) Tìm M và X.
2) Trong phòng thí nghiệm có chứa một lượng X2 rất độc hãy nêu phương pháp loại bỏ khí X2. Viết phương trình hoá học xảy ra.
3) X2 tác dụng với CO tạo ra hợp chất Y, chất Y tác dụng với H2O tạo ra khí Z. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 6. Xét một hợp chất A gồm các nguyên tố: lưu huỳnh (trong phân tử A chỉ có 1 nguyên tử lưu huỳnh), oxy và halogen (trong số các halogen Cl, Br, I). Thủy phân hoàn toàn A trong nước cho đến khi thu được dung dịch B có nồng độ ổn định đều là 0,1M.
Tiến hành phân tích dung dịch tạo nên qua những thực nghiệm và được kết quả:
Thí nghiệm 1: Thêm dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và AgNO3: xuất hiện kết tủa vàng.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch Ba(NO3)2: không xuất hiện kết tủa.
Thí nghiệm 3: Thêm dung dịch KMnO4 trong môi trường axit: thấy mất màu tím; sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2: xuất hiện kết tủa trắng (không tan trong môi trường axit).
Thí nghiệm 4: Thêm dung dịch Cu(NO3)2: không xuất hiện kết tủa.
1) Xác định thành phần các ion trong dung dịch B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2) Viết các công thức hóa học có thể có của A.
3) Vẽ cấu trúc của A, cho biết trạng thái lai hóa của lưu huỳnh trong A.
Câu 7. Cho 3,64 gam hỗn hợp gồm oxit, hiđroxit và muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng thoát ra 448 ml một chất khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,876%. Biết khối lượng riêng của dung dịch muối này là 1,093 g/ml và quy đổi ra nồng độ mol thì giá trị là 0,545M.
1) Xác định kim loại M.
2) Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp đầu.
Câu 8. Để xác định hàm lượng khí độc CO trong không khí của vùng có lò luyện cốc, người ta làm như sau: lấy 24,7 lít không khí (d = 1,2g/ml), dẫn toàn bộ lượng khí đó đi qua thiết bị có chứa một lượng dư I2O5 được đốt nóng ở 1500C để tạo hơi I2. Hơi I2 được hấp thụ hết trong KI dư, lượng KI3 tạo ra phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ 7,76 ml dung dịch Na2S2O3 0,0022M. Tính hàm lượng CO có trong mẫu không khí theo số ppm. Biết ppm là số microgam chất có trong 1 gam mẫu, 1gam = 106microgam.
Câu 9. Cho V lit khí SO2 (đktc) hấp thụ vào 350 ml dung dịch X gồm KOH 2M và Ba(OH)2 aM, sau phản ứng thu được 86,8 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ 3,25V lít khí SO2 (đktc) vào 350 ml dung dịch X ở trên, cũng thu được 86,8 gam kết tủa. Tính giá trị của a và V.
Câu 10. Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe, Cu vào 126 gam dung dịch HNO3 48%, thu được khí X và dung dịch Y chỉ chứa 3 muối (không có NH4NO3). Cho Y tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa T và dung dịch Z. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 20 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được 51,5 gam hỗn hợp chất rắn. Tính nồng độ phần trăm của các muối trong dung dịch Y.
---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ngọc Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !