BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7
ĐỀ 1:
Câu 1: Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ?
- Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B, Bắc Mĩ nằm trên cả 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều Tây – Đông. Có thể chia 4 vùng khí hậu:
- Khí hậu hàn đới: ở các đảo phía Bắc, Alatxca, phía bắc Canada
- Khí hậu ôn đới: ở hầu hết sơn nguyên phía Đông và đồng bằng trung tâm.
- Khí hậu cận nhiệt và hoang mạc: ở phía Tây dãy Coocđie
- Khí hậu nhiệt đới ở phía Nam lục địa
- Ngoài ra còn có kiểu khí hậu núi cao trên vùng núi Coocđie
Câu 2: Những nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao? Kể tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ?
- Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng
- Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao.
- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao . . .
- Tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ: Lúa mì, ngô, bông vải, cam , chanh, nho, bò , lợn, . . .
Câu 3: Nêu đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ. Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ?
- Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:
- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.
- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.
- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì:
- Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970- 1973, 1980 – 1982.
- Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành CN khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao.
- Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ: máy bay Bôing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính,giấy, dầu khí . . .
Câu 4: Đặc điểm đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với đô thị hoá ở Bắc Mĩ? Kể tên một số siêu đô thị của Trungvà Nam Mĩ.
- Đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với đô thị hoá ở Bắc Mĩ:
- Nguyên nhân: Di dân tự do (dân số tăng nhanh, tìm kiếm việc làm, do thiên tai)
- Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Một số siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ: Xao pao lô, Bu ê nôt Ai ret, Li ma, Ri ô đê Gia nê rô, Xan tia gô, Bô gô ta...
Câu 5: Đặc điểm phân bố dân cư Bắc Mỹ.
- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giữa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam.
- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 tiếp đến là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ, chỉ có dải đồng bằng hẹp ven biển Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn 11-50 người/ km2
- Mật độ dân số cao nhất là phía đông Hoa Kỳ( mật độ 51-100 người /km2), đặc biệt dải đất ben bờ từ dãi đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2
- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
- Trong các năm gần đây , phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây, do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.
Câu 6: Sự khác biệt về khí hậu , dân cư giữa lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
- Khí hậu:
- Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm trong môi trường đới ôn hoà, đại bộ phận diện tích lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
- Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong môi trường đới nóng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn ở Nam Mỹ.
- Dân cư:
- Bắc Mỹ: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chiếm tỷ lệ lớn (hơn ¾ dân số Bắc Mỹ), ngôn ngữ chính: tiếng Anh (Hoa Kỳ, Canada) , tiếng Tây Ban Nha (Mehico).
- Nam Mỹ: Người lai chiếm đa số, ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha.
Câu 7: Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ.
- Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:
- Hệ thống Cooc- đi – e ở Phía tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song ,xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.
- Kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, độ cao trung bình 3000-4000 mét.
- Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản (đồng,vàng bô-xít…)
- Miền đồng bằng Ở giữa:
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam.
- Có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), sông ngòi (Mi-xi-xi-pi), nhiều than sắt, dầu khí.
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do và dãy núi cổ A-pa-lát, độ cao trung bình dưới 1500 mét.
- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn.
- Hệ thống Cooc- đi – e ở Phía tây:
Câu 8. Sự khác nhau giữa cấu trúc địa hình Nam Mỹ và cấu trúc địa hình Bắc Mỹ:
- Giống nhau về cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên.
- Khác nhau:
- Phía đông: Bắc Mỹ có núi già A-pa-lát, Nam Mỹ là cao nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Brasil.
- Ở giữa:
- Đồng bằng Bắc Mỹ cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
- Đồng bằng Nam Mỹ chủ yếu là đồng bằng thấp.
- Phía tây:
- Hệ thống Coóc-đi-e gồm núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa diện tích Bắc Mỹ.
- Hệ thống An-đét ở Nam Mỹ cao hơn nhưng chỉ chiếm một diện tích không lớn.
Câu 9. Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mỹ với khí hậu Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti:
- Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, có chế độ mưa và ẩm theo mùa với mùa khô kéo dài.
- Nam Mỹ: có gần đầy đủ các kiểu khí hậu, với sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao.
Câu 10: Hãy giải thích tại sao lại có hoang mạc ở dải đất phía tây An-đét?
- Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
- Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền, đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.
Câu 11: Hãy nêu chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mỹ. Nhận xét chế độ sở hữu đó?
- Có hai chế độ sở hữu:
- Hình thức đại điền trang: quyền sở hữu thuộc các đại điền chủ, chiếm 5% dân số nhưng chiếm 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
- Quy mô diện tích: Hàng nghìn héc-ta
- Chủ yếu sản xuất cây công nghiệp và chăn nuôi.
- Mục tiêu sản xuất chủ yếu đễ xuất khẩu.
- Hình thức tiểu điền trang: quyền sở hữu thuộc các hộ nông dân.
- Quy mô diện tích: nhỏ dưới 5 hecta.
- Chủ yếu sản xuất cây lương thực.
- Mục tiêu sản xuát tự cung,tự cấp.
- Nhận xét: Chế độ sở hữu ruông đất ở Trung Nam Mỹ là bất hợp lý, không công bằng đã kìm hãm sự phát triển nông nghiệp ở châu lục này vì người nông dân không có điều kiện cải tiến kỹ thuật canh tác, bị trói buộc vào các đại điền trang, nông nghiệp Trung và Nam Mỹ vì thế nảy sinh mâu thuẫn: vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới vừa phải nhập khẩu lương thực.
- Hình thức đại điền trang: quyền sở hữu thuộc các đại điền chủ, chiếm 5% dân số nhưng chiếm 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Câu 12: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .
- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.
- Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
- Gần như toàn bộ lục địa Nam cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Châu Nam cưc chỉ có các loài động vât sống dựa vào nguôn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
- Châu Nam cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt.
Câu 13: Vì sao lớp băng của Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống con người trên trái đất.
- Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên, băng ở Nam cực tan chảy.
- Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.
Câu 14. Giải thích tại sao phần lớn diện tích lục địa Australia là hoang mạc.
- Phần lớn lục địa Autralia là hoang mạc vì:
- Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
- Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam, chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Australia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Australia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
Câu 15. Đặc điểm dân cư của châu đại dương.
- Dân cư gồm hai thành phần chính:
- Người bản địa chiếm 20% dân số, gồm người Ô-tra-lô-ít, người Mê-la-nê-diêng, người Pô-li-nê-diêng.
- Người nhập cư, chiếm khoảng 80% dân số phần lớn là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá từ thế kỷ XVIII. Gần đây, có người nhập cư đến từ các quốc gia châu Á.
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới, phần lớn dân cư sống tập trung ở dãy đất phía đông và đông nam Australia, Bắc New Zealand và ở Papua New Guine.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 69%
- Mức sống chênh lệch lớn giữa các nước trong châu lục cao nhất là Australia, kế đó là New Zealand.
Câu 16: Vị trí địa lí châu Âu
- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km 2.
- Giới hạn: khoảng từ giữa 360B - 710B (Điểm cực Bắc: mũi Noockin -7108’B thuộc Na Uy; điểm cực Nam: mũi Ma-rô-ki- 360B thuộc Tây Ban Nha), chủ yếu trong đới ôn hòa.
- Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương:
- Bắc giáp Bắc Băng Dương;
- Nam giáp biển Địa Trung Hải;
- Tây giáp Đại Tây Dương.
- Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo, vũng vịnh.
Câu 17: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật châu Âu.
- Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
- Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: khí hậu ôn đới hải dương.
- Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: khí hậu ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: khí hậu địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
- Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
- Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
- Thực vật: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
- Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
- Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
- Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
- Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.
Câu 18: So sánh 3 môi trường tự nhiên: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải.
Môi trường Đặc điểm | Ôn đới hải dương | Ôn đới lục địa | Địa trung hải |
Phân bố | Các đảo và vùng ven biển Tây Âu.
| Khu vực Đông Âu
| Nam Âu - ven Địa Trung Hải. |
Khí hậu | Khí hậu ôn hòa, ấm ẩm - hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới). | Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
| Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều; mùa hè nóng, khô. |
Sông ngòi | Nhiều nước quanh năm, không đóng băng;
| Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng
| Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước. |
Thực vật | Rừng lá rộng - dẻ, sồi. | Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu → rừng lá kim → rừng hỗn giao → rừng lá rộng → thảo nguyên → nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế. | Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm. |
* Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 19: Đặc điểm môi trường núi cao.
- Điển hình là môi trường thuộc dãy An-pơ: có mưa nhiều trên các sườn đón gió phía tây (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới).
- Thực vật thay đổi theo độ cao:
- Dưới 800m đồng ruộng, làng mạc.
- 800-1800m đai rừng hỗn giao.
- 1800-2200m đai rừng lá kim.
- 2200-3000m đai đồng cỏ núi cao.
- Trên 3000m băng tuyết vĩnh cửu.
Câu 20: Hãy nêu đặc điểm của dân cư châu Âu.
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuôc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, gồm ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giéc-man, nhóm La-tinh, nhóm Xla-vơ.
- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo, có một số vùng theo đạo Hồi.
- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp (chưa tới 0,1%)
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.
- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị.
- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ , công nghiệp. Mức sống cao.
Câu 21: Vì sao có sự khác biệt về khí hâu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi, giữa vùng ven biển Na uy với đảo Ai-xơ-len?
- Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do:
- Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.
- Có sự khác biệt giữa vùng ven biển Na-uy với đảo Ai-xơ-len do:
- Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương chảy gần bờ biển bắc Âu làm cho khí hậu vùng ven biển Na-uy ấm và ẩm.
- Ai-xơ-len gần vùng cực Bắc trong môi trường đới lạnh nên khí hậu quanh năm lạnh giá.
Câu 22. Phân bố các loại địa hình chính của châu Âu:
- Có ba dạng địa hình chính ở châu Âu:
- Đồng bằng: (Đồng bằng Pháp,đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp) chiếm 2/3 diện tích châu Âu, kéo dài từ tây sang đông, lớn nhất là đồng bằng đông Âu.
- Núi già: (Scandinavi và khối núi trung tâm) ở phía bắc và vùng trung tâm, đỉnh tròn, sườn thoải độ cao trung bình 500-1000m.
- Núi trẻ: (Py-rê-nê, An-pơ, Cac-pat…)ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh cao, nhọn, xen kẻ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ.
Câu 23: Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
- Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0 độ C, mưa quanh năm (Khoảng 800-1000 mm/năm).
- Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè > Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ.
- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
- Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.
- Khí hậu địa trung hải: Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.
Câu 24. Tại sao ngành du lịch ở châu Âu lại có khả năng phát triển tốt?
- Ngành du lịch của các nước châu Âu phát triển tốt vì:
- Có nhiều thắng cảnh đẹp.
- Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng.
- Có nhiều hoạt động thể thao lớn.
- Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt .
- Các trung tâm du lịch lớn của châu Âu: Các nước vung ven Đại Tây dương, Địa Trung hải…
Câu 25. Nêu đặc điểm của ba miền địa hình khu vực Tây, Trung Âu?
- Đặc điểm 3 miền địa hình Tây và Trung Âu:
- Trải dài từ quần đảo Anh-Ailen qua lãnh thổ các nước Pháp, Đức, Ba Lan,.. đến dãy Cac-pat, gồm 13 quốc gia.
- Địa hình gồm 3 miền:
- Miền đồng bằng phía Bắc: nằm giáp Biển Bắc và biển Ban-tích, kéo dài từ bắc Pháp qua Ba Lan.
- Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ đất xấu.
- Phía nam là đất sét pha cát mịn màu mỡ.
- Ven Biển Bắc đang sụt lún.
- → Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Miền núi già ở giữa: nằm phía nam miền đồng bằng là miền núi uốn nếp - đoạn tầng.
- Địa hình nổi bật là các khối núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.
- Miền núi trẻ ở phía nam: gồm dãy An-pơ và Các-pat.
- Dãy An-pơ đồ sộ, hình vòng cung dài 1200km, gồm nhiều dãy chạy song song, với các đỉnh trên 3000m.
- Dãy Cac-pat là vòng cung dài gần 1500km, thấp hơn dãy An-pơ.
- Rừng, mỏ muối, khí đốt, dầu mỏ, sắt, kim loại màu.
- Chăn nuôi, du lịch núi.
- Miền đồng bằng phía Bắc: nằm giáp Biển Bắc và biển Ban-tích, kéo dài từ bắc Pháp qua Ba Lan.
Câu 26: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở châu Âu?
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:
- Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh;
- Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
- Quy mô sản xuất không lớn;
- Nền nông nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao.
- Tỉ trọng chăn nuôi cao hơn trồng trọt.
- Sản xuất nông nghiệp đạt hiêu quả cao do:
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao;
- Áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất;
- Gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Câu 27: Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp châu Âu:
- Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm, là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng...
- Các vùng công nghiệp truyền thống (Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan...) đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi về công nghệ và cơ cấu,...
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại đang được phát triển ở các trung tâm công nghệ cao, với các ngành công nghiệp mũi nhọn: điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không...
Câu 28: Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Âu?
- Vị trí: Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh.
- Gồm băng đảo Ai-xơ-len và bán đảo Xcan-đi-na-vi có 3 nước – Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan.
- Địa hình: chủ yếu là núi già, băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcan-đi-na-vi; bờ biển dạng Fio (Na Uy); hồ, đầm (Phần Lan).
- Ai-xơ-len có nhiều núi lửa và suối nước nóng.
- Bán đảo Xcan-đi-na-vi phần lớn diện tích là núi và cao nguyên.
- Khí hậu: lạnh giá vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ.
- Phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có mùa đông rất giá lạnh, có tuyết rơi; phía tây có mùa đông không lạnh lắm, biển không đóng băng, mùa hạ mát, mưa nhiều.
- Ai-xơ-len là xứ sở của băng tuyết do giáp vòng cực Bắc.
- Tài nguyên: Quan trọng có dầu mỏ (vùng thềm lục địa biển Bắc), quặng sắt, đồng, uranium, rừng ở bán đảo Xcan-đi-na-vi;
- Diện tích đồng cỏ khá lớn;
- Thủy năng và cá biển.
- Sự khác biệt giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi do: Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên phía tây có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông. Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên phía đông dãy có khí hậu lạnh giá về mùa đông.
Câu 29: Những nét chính về kinh tế Tây và Trung Âu.
- Công nghiệp:
- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.
- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).
- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...
- → Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.
- Nhiều hải cảng lớn quan trọng như: Rốt-téc-đam,...
- Nông nghiệp:
- Đạt trình độ thâm canh cao;
- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao.
- Đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng, năng suất cao.
- Vùng núi phát triển chăn nuôi.
- Dịch vụ: Các ngành dịch vụ rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.
- Các trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Đuy-rich....
ĐỀ 2:
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng bao nhiêu % dân số thế giới sống trong các đô thị.
a) Khoảng 50% b) Khoảng 60%
c) Khoảng 70% d) Khoảng 75%
Câu 2: Các đô thị như Niu I-ooc, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti thuộc châu lục nào sau đây:
a) Châu Á b) Châu Âu
c) Châu Phi d) Châu Mĩ
Câu 3: Kiểu môi trường nào có đặc điểm như sau: "Rất khô hạn và khắc nghiệt"?
a) Môi trường xích đạo ẩm b) Môi trường nhiệt đới
c) Môi trường nhiệt đới gió mùa d) Môi trường hoang mạc
Câu 4: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của kiểu môi trường nào thuộc đới nóng?
a) Môi trường nhiệt đới b) Môi trường xích đạo ẩm
c) Môi trường hoang mạc d) Môi trường nhiệt đới gió mùa
Câu 5: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu?
a) 5 lục địa, 6 châu lục b) 6 lục địa, 6 châu lục
c) 6 lục địa, 7 châu lục d) 7 lục địa, 7 châu lục
Câu 6: Việt Nam nằm trong môi trường khí hậu:
a. Nhiệt đới b. Nhiệt đới gió mùa c. Hoang mạc d. Ôn đới
Câu 7: Kiểu môi trường nào có đặc điểm như sau: "Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm"?
a) Môi trường xích đạo ẩm c) Môi trường nhiệt đới gió mùa
b) Môi trường nhiệt đới d) Môi trường hoang mạc
Câu 8: Nối các ý cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B: (1 điểm)
Cột A | Cột B |
Chủng tộc | Châu lục |
1. Môn-gô-lô-it | a. Châu Âu |
2. Nê-grô-it | b. Châu Á |
3. Ơ-rô-pê-ô-ít | c. Châu Phi |
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chổ chấm
- Thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD/năm là nước........................
- Thu nhập bình quân đầu người ........................./năm là nước..........................
Câu 10: Chọn câu Đúng, Sai
- Môi trường đới nóng nằm ở khoảng 2 vòng cực
- Động vật ở đới lạnh thích nghi môi trường nhờ có bộ lông dày
- Quần cư nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp
- Đô thị hoá ở đới ôn hoà chiếm hơn 75%
PHẦN TỰ LUẬN
1. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số?
- Nguyên nhân: do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội.
2. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới?
- Vị trí: từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến cả hai bán cầu.
- Khí hậu : nóng quanh năm, mưa theo mùa, trong năm có một thời kỳ khô hạn, lượng mưa trung bình năm khoảng 500mm đến 1500mm.
- Càng gần chí tuyến lượng mưa giảm dần, thời kì khô hạn kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
- * Các đặc điểm khác của môi trường:
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
- Đất đai dễ bị xói mòn và rửa trôi.
- Thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến: từ rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao đến thực vật nửa hoang mạc.
3. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?
- Vị trí: điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Có hai loại: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Khí hậu: có hai đặc điểm nổi bật:
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
- Thời tiết diễn biến thất thường dễ gây hạn hán, lụt lội.
- Các đặc điểm khác của môi trường:
- Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú.
- Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Là nơi thích hợp cho trồng cây lương thực (lúa nước) và cây công nghiệp.
- Là một trong những nơi dân cư tập trung đông nhất trên thế giới.
4. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu và các kiểu môi trường của đới ôn hòa?
- Vị trí: nằm giữa đới nóng và đới lạnh, từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
- Khí hậu: mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.
- Gồm 5 kiểu môi trường:
- Môi trường ôn đới hải dương: mùa đông không lạnh, hạ không nóng, mưa nhiều.
- Môi trường ôn đới lục địa: mùa đông rất lạnh có tuyết rơi, hạ nóng, mưa ít.
- Môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng, mưa ít; mùa thu-đông mát, mưa nhiều.
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm: nóng ẩm, mưa nhiều.
- Môi trường hoang mạc ôn đới: khí hậu khô hạn và khắc nghiệt…
5. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa:
- Ô nhiễm không khí:
- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
- Nguyên nhân: do khí thải từ các nhà máy, xe cộ, sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử…
- Hậu quả: gây những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, tạo ra lỗ thủng tầng ôzôn…
- Ô nhiễm nước:
- Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước biển, nước sông hồ, nước ngầm.
- Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. Ô nhiễm sông ngòi và nước ngầm do nước thải nhà máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt đô thị…
- Hậu quả: tạo nên hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật cho đới ôn hòa và toàn Trái Đất.
6. Nêu những đặc điểm của môi trường hoang mạc?
- Hoang mạc chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên bề mặt trái đất, chủ yếu nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á- Âu.
- Khí hậu rất khô hạn và khắc nghiệt, lượng mưa rất ít .
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn.
- Động thực vật cằn cỗi, hiếm hoi.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong nội địa…
7. Các loài thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách nào? Nêu ví dụ?
- Các loài động thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt bằng cách:
- Tự hạn chế sự mất nước: xương rồng lá biến thành gai; ban ngày bò sát, côn trùng vùi mình trong cát hoặc hốc đá, ban đêm mới đi kiếm ăn…
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể: cây xương rồng nến ở Bắc Mĩ, cây có thân hình chai ở Nam Mĩ; linh dương, lạc đà chịu đói, chịu khát giỏi …
8. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay ? Nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
- Hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong ốc đảo.
- Nguyên nhân: thiếu nước.
- Hoạt động kinh tế hiện đại là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khai thác nước ngầm, cải tạo hoang mạc thành đất trồng... Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học- kĩ thuật.
- Nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng: Diện tích hoang mạc trên thế giới vẫn đang tiếp tục mở rộng là do cát lấn, biến đổi khí hậu toàn cầu và chủ yếu là do con người.
- Biện pháp: Trồng rừng chắn cát và bảo vệ các vành đai rừng phòng hộ ven các hoang mạc, khai thác nước ngầm cải tạo hoang mạc, khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu
9. Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh? Nêu sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh?
- Vị trí: nằm trong khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực.
- Khí hậu: vô cùng lạnh lẽo và khắc nghiệt.
- Mùa đông dài, thường có bão tuyết dữ dội, nhiệt độ trung bình luôn dưới - 100C.
- Mùa hạ ngắn (từ 2 đến 3 tháng), nhiệt độ trung bình không vượt quá 100C.
- Lượng mưa trung bình thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
- Đất đóng băng quanh năm.
- Sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh:
- Thực vật đặc trưng là rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn, chỉ phát triển vào mùa hạ.
- Động vật sống được nhờ có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước, một số di cư tránh mùa đông lạnh hoặc ngủ đông.
10. Đặc điểm của môi trường vùng núi:
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.
- Thực vật phân tầng theo độ cao gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- Cư trú của con người:
- Vùng núi thường là nơi thưa dân, là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở các độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng Sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.
- Vùng núi thường là nơi thưa dân, là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
11. Hãy phân biệt giữa lục địa và châu lục? Dựa vào các chỉ tiêu nào để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển?
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đại dương bao quanh.
- Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Có 6 lục địa là lục địa: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- Châu lục gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh.
- Sự phân chia các châu lục mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em, chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay nhóm nước đang phát triển.
- Nước phát triền thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD/năm, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp, chỉ số phát triển con người cao.
- Nước đang phát triền thu nhập bình quân đầu người dưới 20000 USD/năm, tỉ lệ tử vong trẻ em cao, chỉ số phát triển con người thấp.
12. Trình bày vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Phi?
- Vị trí địa lý:
- Diện tích: 30 triệu km2.
- Châu Phi giáp châu Á, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
- Phần lớn lãnh thổ thuộc môi trường đới nóng.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
- Địa hình: Lục địa Phi là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, địa hình thấp dần từ đông nam đến tây bắc.
- Khoáng sản: phong phú, nhiều loại quý hiếm: vàng, kim cương, uranium, dầu mỏ…
13. Nêu đặc điểm khí hậu của châu Phi?
- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
- Lượng mưa ít, giảm dần về phía hai chí tuyến.
- Có nhiều hoang mạc, lớn nhất thế giới là hoang mạc Xa-ha-ra ở bắc Phi.
14. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới: Hoa Kì: 20 tấn/năm/người; Pháp: 6 tấn/năm/người.
- Vẽ biểu đồ thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người của Hoa Kì và Pháp.
- Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp. Cho biết số dân của các nước như sau:
- Hoa Kì: 281421000 người.
- Pháp: 59330000 người.
* Hướng dẫn: Vẽ biểu đồ cột, đẹp, chính xác, có chú thích và có tên biểu đồ.
Biểu đồ thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người của Hoa Kì và Pháp.
* Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì và Pháp:
- Tính tổng lượng khí thải của Hoa Kì là:
……………………………………………………………………………………….……
- Tính tổng lượng khí thải của Pháp là:
………………………………………………………………………………………………
15. Tính mật độ dân số năm 2001 của ba nước sau đây:
Nước
| Dân số (người) | Diện tích (km2) | Mật độ dân số (người/km2) |
Việt Nam Trung Quốc Inđônêxia | 78700000 người 1273300000 người 206100000 người | 330991 km2 9597000 km2 1919000 km2 |
* Công thức: MĐDS (người/km2) = Dân số (người): Diện tích (km2)