Bộ câu hỏi và bài tập về tốc độ phản ứng và cân bằng Hóa học môn Hóa 10 năm 2020

BỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG-CÂN BẰNG HOÁ HỌC

 

Câu 1: Cho phương trình hoá học tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔ 2NH3 (k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận

A. tăng 8 lần.              

B. giảm 2 lần.             

C. tăng 6 lần.              

D. tăng 2 lần.

Câu 2: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100ml dd H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (đkc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2 ) là:        

A. 5,0.10-4mol/l.s.      

B. 5,0.10-5mol/l.s.     

C. 1,0.10-3mol/l.s.      

D. 2.5.10-4mol/l.s.

Câu 3: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH ⇔ 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s). Giá trị của a là

A. 0,018                     

B. 0,016                     

C. 0,012                     

D. 0,014.

Câu 4: Một phản ứng hóa học, khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 200oC lên 240oC thì tốc độ phản ứng tăng            

A. 2 lần.                     

B. 4 lần.                      

C. 16 lần.                    

D. 32 lần.

Câu 5: Cho phản ứng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇔  2HI (k). Khi tăng 250C thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 20oC lên 170oC thì tốc độ phản ứng tăng

A. 9 lần.                     

B. 81 lần.                    

C. 243 lần.                  

D. 729 lần.

Câu 6: Khi tăng nhiệt độ thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó đang tiến hành ở 30oC tăng lên 81 lần, thì thực hiện phản ứng đó ở nhiệt độ          

A. 50oC                      

B. 60oC                      

C. 70oC                      

D. 80oC.

Câu 7: Cho các cân bằng hoá học

(1) N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k)                  

(2) H2(k) + I2(k)  2HI(k)       

(3) 2SO2(k) + O2(k)  2SO3 (k)                   

(4) 2NO2 ⇔   N2O4      

Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hoá học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3).           

B. (2), (3), (4).            

C. (1), (3), (4).            

D. (1), (2), (4)  

Câu 8: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị dịch chuyển khi:   

A. thay đổi áp suất của hệ                              

B. thay đổi nồng độ N2             

C. thay đổi nhiệt độ                                       

D. thêm xúc tác Fe

Câu 9: Cho các cân bằng sau:

 (1) 2SO2(k) + O2(k) ⇔  2SO3 (k)                

(2) N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔  2NH3 (k)

 (3) 2HI(k) ⇔  H2(k) + I2(k)                     

(4) CO2(k)  + H2(k)   ⇔ CO(k) + H2O(k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng không bị dịch chuyển là

A. (1) và (2)               

B. (1) và (3)               

C. (3) và (4)               

D. (2) và (4)

Câu 10: Cho cân bằng sau trong bình kín   

\2NO2(k)   ⇔  N2O4 (k).

(nâu đỏ)          (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. H > 0, phản ứng toả nhiệt                                 

B. H < 0, phản ứng toả nhiệt    

C. H > 0, phản ứng thu nhiệt                                 

D. H < 0, phản ứng thu nhiệt.

Câu 11: Cho cân bằng hoá học: 2SO2(k) + O2(k) ⇔  2SO3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

D. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi giảm áp suất của hệ phản ứng. 

Câu 12: Cho các cân bằng sau

(I) 2HI (k) ⇔ H2 (k) + I2 (k) ;                                

(II) CaCO3 (r)  ⇔ CaO (r) + CO2 (k) ;

(III) FeO (r) + CO (k) ⇔ Fe (r) + CO2 (k) ;         

(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔  2SO3 (k)

Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

A. 4                            

B. 3                            

C. 2                            

D. 1 

Câu 13: Cho phản ứng A (k)  +  2B (k)  ⇔  C (k). Nồng độ ban đầu của A là 0,02 mol/lít, của B là 0,04 mol/lít, hằng số tốc độ k = 0,6.

a) Tính tốc độ phản ứng ở thời điểm ban đầu và ở thời điểm chất A còn lại 0,01 mol/lít.

b) Nếu nén để giảm thể tích hệ xuống 10 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Câu 14: Xét phản ứng hóa học: mA  +  nB ⇔  pC (ở nhiệt độ xác định). Khi tăng nồng độ của [A] lên gấp đôi, giữ nguyên nồng độ của [B] thì tốc độ phản ứng tăng gấp đôi. Khi giữ nguyên nồng độ [A], tăng nồng độ [B] lên hai lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần. Hãy tính giá trị của m, n.

Câu 15: Trộn lẫn 8 mol khí SO2 với 4 mol khí O2 trong bình kín có xúc tác để xảy ra phản ứng 2SO2+O2 SO3, sau một thời gian phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì trong hỗn hợp còn lại 20% lượng khí SO2 ban đầu.

a) Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.

b) Tính áp suất hỗn hợp ở trạng thái cân bằng biết rằng áp suất ban đầu là 3 atm.

Câu 16: Cho phản ứng N2 + 3H2 ⇔ 2NH3; DH < 0 xảy ra trong bình kín dung tích 3 lít, phản ứng có xúc tác thích hợp và được thực hiện ở 450oC. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng của phản ứng là 843,75.10-4 và trong bình có 6 mol khí H2, số mol NH3 sinh ra nhiều hơn số mol N2 dư là 0,2 mol.

a) Tính số mol N2, H2 ban đầu.

b) So sánh áp suất khí trong bình lúc cân bằng với lúc chưa phản ứng.

Câu 17: Một bình kín dung tích 1,12 lít ở nhiệt độ 400oC có chứa 14,224 gam iot và 0,112 gam hiđro. Tốc độ ban đầu của phản ứng là 9.10-5 mol/lít.phút. Sau một thời gian, ở thời điểm t nồng độ của HI là 0,04 mol/lít và khi phản ứng H2 + I2 2HI đạt đến trạng thái cân bằng, nồng độ của HI = 0,06 mol/lít.

a) Tính hằng số tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch.

b) Tính tốc độ tạo thành HI ở thời điểm t.

Câu 18: Dưới tác dụng của nhiệt PCl5 bị phân tích thành PCl3 và Cl2 theo ptpư: PCl5 ⇔ PCl3 (k) + Cl2 (k).

a) Nếu để 0,55 mol PCl5 trong một bình kín 12 lít và đốt nóng đến 250oC, ở trạng thái cân bằng thu được 0,33 mol Cl2. Tính KC, KP của phản ứng trên ở 250oC.

b) Ở 273oC, áp suất 1 atm hỗn hợp cân bằng có khối lượng riêng là 2,502 g/l. Tính KC, KP ở 273oC.

Câu 19: Phản ứng H2 (k) + CO2 (k) ⇔ H2O (k) + CO (k) được thực hiện ở nhiệt độ 2000K có hằng số cân bằng KC = 4,4.

a) Tính thành phần của hỗn hợp lúc cân bằng khi 1 mol H2 + 1 mol CO2 và 1 mol H2O được trộn lẫn trong bình kín có dung tích 4,68 lít ở nhiệt độ trên.

b) Nếu hệ đang ở trạng thái cân bằng ở câu a), ta bơm thêm vào bình 1 mol H2, 1 mol CO2 và 2 mol CO thì cân bằng chuyển dịch như thế nào? Khi cân bằng mới được thiết lập thì nồng độ mỗi chất là bao nhiêu?

Câu 20: Phân hủy CaCO3 được tiến hành trong bình kín ở 800oC, khi áp suất khí CO2 trong bình đạt đến giá trị 0,236 atm thì phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng.

a) Tính giá trị KC và KP của phản ứng ở nhiệt độ trên.

b) Trong một bình dung tích 10 lít, nếu cho vào 5 gam CaCO3 rồi nung ở 800oC, khi đạt đến trạng thái cân bằng, khối lượng mỗi chất rắn trong bình là bao nhiêu?

c) Nếu vẫn dùng bình dung tích 10 lít nhưng cho vào đó 2 gam CaCO3 rồi nung ở 800oC thì khối lượng mỗi chất rắn còn lại trong bình là bao nhiêu?

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ câu hỏi và bài tập về tốc độ phản ứng và cân bằng Hóa học môn Hóa 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?