Bộ Câu hỏi trắc nghiệm năng lực chủ đề 2 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7

BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ 3: KINH TẾ CHÂU ÂU MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 7

I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

 

KINH TẾ CHÂU ÂU

 - Trình bài được đặc điểm kinh tế của châu Âu.

 

- Giải thích được một số đặc điểm nổi bật về kinh tế của châu Âu

- Sử dụng lược  đồ tự nhiên để giải thích được những nhân tố làm cho kinh tế châu Âu phát triển.

- Phân tích và giải thích được sự phát triển kinh tế các nước ở châu Âu

 

- Tính, xử lí số liệu về các ngành kinh tế.

- Phân tích số liệu kinh tế để hình thành các mối quan hệ kinh tế.

 

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung:   

    + Năng lực hợp tác 

    + Năng lực tự học

    + Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt:

+  Sử dụng bản đồ

+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

 

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của các nước Đông Âu. Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính của các nước Đông Âu.

Câu 2. Dựa vào hình 56.4, trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu.

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của mức độ câu hỏi nhận biết của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Khu vực Đông Âu có những thế mạnh nào về điều kiện tự nhiên và kinh tế so với khu vực khác ?

Câu 2. Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao? Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở châu Âu.

{-- Nội dung đề và đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi thông hiểu của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Em đã học kinh tế các nước Bắc Âu. Vậy nước ta có các nguồn tài nguyên nào giống với Bắc Âu ? Theo em chúng ta cần học hỏi các nước Bắc Âu về vấn đề gì ? Tại sao ?

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Tỉ lệ ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP), năm 2000

Nước

Nông, lâm, ngư nghiệp (%)

Công nghiệp và xây dựng (%)

Dịch vụ (%)

Pháp

3,0

26,1

70,9

U-crai-na

14,0

38,5

47,5

 

So sánh cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na, sau đó kết luận về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.

{-- Nội dung đề và đáp án câu 3,4 của mức độ câu hỏi vận dụng thấp của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Qua bảng số liệu dưới đây vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng giấy, bìa và sản lượng bình quân đầu người năm 1999 ở một số nước Bắc Âu. Nêu nhận xét.

Tên nước

Sản lượng giấy, bìa (tấn)

Sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người (kg)

Na-Uy

2.242.000

502,7

Thụy Điển

10.071.000

1.137,1

Phần Lan

12.947.000

2.506,7

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu cơ cấu kinh tế của Đức và U-crai-na năm 2000 

Nước

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Đức

1%

31,3%

67,7%

U-crai-na

14%

38,5%

47,5%

 

Em hãy: Vẽ biểu đồ tròn để thể hiện được cơ cấu kinh tế của hai quốc gia.

{-- Nội dung đề và đáp án câu 3 của mức độ câu hỏi vận dụng cao của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

III. GỢI Ý TRẢ LỜI

1. Câu hỏi nhận biết

 Câu 1. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của các nước Đông Âu. Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính của các nước Đông Âu.

Định hướng trả lời:

  • Thuận lợi:
  • Diện tích đồng bằng rộng lớn.
  • Đất đai màu mỡ: đất đen thảo nguyên và đất xám rừng lá rộng.
  • Nhiều đồng cỏ, nguồn nước dồi dào từ các sông lớn, Von-ga, Đôn,...
  • Cây trồng, vật nuôi: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, hướng dương, bò thịt, bò sữa, lợn, gia cầm.

Câu 2.  Dựa vào hình 56.4, trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu.

Định hướng trả lời:

Tự nhiên và tài nguyên:

  • Địa hình:
    • Phần lớn bàn đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên, dãy núi chính: Xcan-đi-na-vi. Địa hình băng hà cổ phổ biến, bờ biển dạng fio.
    • AI-xơ-len có nhiều núi lửa.
  • Khí hậu:
    • Bán đảo Xcan-đi-na-vi mùa đông giá lạnh, mùa hạ mát mẻ; có sự khác biệt giữa hai bên sườn núi Xcan-đi-na-vi: phía đông giá lạnh và ít mưa, phía tây không lạnh lắm và có mưa nhiều hơn.
    • Ai-xơ-len được coi là xứ sở băng tyết.
  • Tài nguyên: dầu mỏ, rừng, quặng sắt. đồng, thủy năng, hải sản, đồng cỏ, suối nước nóng.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi nhận biết của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Khu vực Đông Âu có những thế mạnh nào về điều kiện tự nhiên và kinh tế so với khu vực khác ?

Định hướng trả lời:

Thế mạnh của các nước Đông Âu về điều kiện tự nhiên và kinh tế so với các khu vực khác là:

  • Đồng bằng rộng lớn chiếm ½ diện tích châu Âu.
  • Rừng và thảo nguyên chiếm diện tích rộng lớn.
  • Diện tích đất đen rất lớn.
  • Nhiều sông, hồ
  • Giàu khoáng sản.

Câu 2.  Vì sao sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao? Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở châu Âu.

Định hướng trả lời:

  • Sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
    • Có nền nông nghiệp thâm canh.
    • Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt công nghệ sinh học.
    • Gắn chặt với công nghiệp chế biến.
    • Trình độ chuyên môn hóa cao.
  • Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở châu Âu: Các nông sản chính của châu Âu: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, nho, cam, chanh, bò, lợn, cừu, dê.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi thông hiểu của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Em đã học kinh tế các nước Bắc Âu. Vậy nước ta có các nguồn tài nguyên nào giống với Bắc Âu ? Theo em chúng ta cần học hỏi các nước Bắc Âu về vấn đề gì ? Tại sao ?

Định hướng trả lời:

Việt Nam có các nguồn tài nguyên giống các nước Bắc Âu là: biển, rừng, thủy điện.

Chúng ta cần học hỏi các nước Bắc Âu khi kinh tế phát triển là:

  • Biển: Việt Nam có đường bờ biển và diện tích mặt biển rất lớn. Cần xây dựng đội thương thuyền hùng mạnh và đội tàu đánh cá hiện đại, bảo vệ nguồn thủy sản, nghiêm cấm dùng hóa chất thuốc nổ, phát triển công nghiệp chế biến ngay trên tàu đánh cá.
  • Thủy năng: Với 3 diện tích: đồi núi, mưa nhiều. Cần khai thác các dòng sông ở miền núi để phát triển thủy điện.
  • Rừng: trồng mới và bảo vệ rừng, khai thác có kế hoạch, sử dụng hợp lí đi đôi với trồng và bảo vệ, đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ.

Câu 2.

So sánh cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na, sau đó kết luận về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.

Định hướng trả lời:

* So sánh:

  • Giống nhau: đều có tỉ lệ dịch vụ cao nhất, thấp nhất là nông, lâm, ngư nghiệp.
  • Khác nhau: tỉ lệ khu vực dịch vụ của Pháp cao hơn nhiều so với U-crai-na, nhưng tỉ lệ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng lại thấp hơn U-crai-na rất nhiều.

* Kết luận: Pháp có trình độ phát triển kinh tế cao hơn U-crai-na.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi vận dụng thấp của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1.  Qua bảng số liệu dưới đây vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng giấy, bìa và sản lượng bình quân đầu người năm 1999 ở một số nước Bắc Âu. Nêu nhận xét.

Định hướng trả lời:

Qua bảng số liệu 56.6-trang 171 SGK. Vẽ biểu đồ sản lượng và bình quân đầu người giấy, bìa năm 1999 ở các nước Bắc Âu.

Sản lượng giấy bìa (triệu tấn) và bình quân đấu người (kg) của các nước Bắc Âu (1999).

Nhận xét: Phần Lan và Thụy Điển có  sản lượng giấy bìa rất cao, nhất là Phần Lan.

Dân số các nước Bắc Âu đều thấp, nên tài nguyên rừng được bảo vệ rất tốt, khai thác và sử dụng có kế hoạch hợp lí hiệu quả cao. Ví dụ: gỗ không sản xuất gỗ mà chế biến thành giấy bìa. Như vậy bán có giá trị hơn nhiều, tạo được công ăn việc làm cho người dân.

Câu 2.  Dựa vào bảng số liệu cơ cấu kinh tế của Đức và U-crai-na năm 2000 

Định hướng trả lời: HS dựa vào bảng số liệu vẽ 2 biểu đồ tròn như hình phía dưới

{-- Nội dung đáp án câu 3 của mức độ câu hỏi vận dụng cao của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bộ Câu hỏi trắc nghiệm năng lực chủ đề 2 Kinh tế Châu âu môn Địa lý 7. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?