BỘ 6 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 NĂM 2019 MÔN NGỮ VĂN 7
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HUỆ
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam, cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm, hay Đồng Tháp Mười vậy”
(Phạm Văn Đồng, trong Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc tinh hoa của thời đại , SGK Ngữ Văn 7 tập 2, trang 56 , Nxb Giáo Dục )
a. Em hãy nêu nội dung đoạn trích.
b. Chỉ ra phép liệt kê trong câu: “Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam.” Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn trên.
c. Hãy viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu trình bày cảm nhận của em về Bác Hồ kính yêu.
Câu 2: (2.0 điểm).
“ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. ..”
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam).
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em vấn đề “Không sợ thất bại, sai lầm.”
Câu 3: (5.0 điểm)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy rằng:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
Em hãy viết bài văn giải thích về tinh thần đoàn kết.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
( Trích “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn – sách Ngữ văn 7 tập 2)
a. Hãy tìm một câu đặc biệt trong đoạn văn trên. (0.5 điểm )
b. Tìm ít nhất một câu văn thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả khi chứng kiến cảnh người dân không thể nào thắng nổi thiên tai trong đoạn văn trên.
(1.0 điểm )
c. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 3 đến 5 câu) về nỗi cơ cực của người nông dân xưa sau khi đọc đoạn văn trên. (1.5 điểm )
Câu 2 (2,0 điểm)
Hàng ngày trên các trang báo, chúng ta thấy có nhiều tấm gương: quên mình cứu người đuối nước; cha mẹ vất vả, cực khổ nuôi con khôn lớn; các vị anh hùng chiến sĩ quên mình vì nước... Đó là đức hi sinh cao cả.
Em hãy viết một đoạn văn (8 – 10 ) câu nêu suy nghĩ về đức hi sinh.
Câu 3 (5,0 điểm)
Lê-nin có câu: “Học, học nữa, học mãi”
Em hãy viết một bài văn nghị luận giải thích lời khuyên trên.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới (3.0 điểm)
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)
a. Từ đoạn trích trên, theo em tác giả muốn nhắn nhủ điều gì với tất cả mọi người trong việc thực hiện tinh thần yêu nước của mình ? (1.0 điểm)
b. Tìm câu bị động được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm)
c. Trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách nào? Trình bày ý kiến của em trong khoảng từ 3 đến 4 câu. (1.5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Tác giả Thành Mĩ đã từng nói: “Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.”
Từ ý kiến trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách đối với mỗi người.
Câu 3: (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “Thương người như thể thương thân.”
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu :
“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”
(Bác ơi - Tố Hữu)
a. Em hãy đặt một nhan đề khác cho bài thơ. (1.0 điểm)
b. Tìm câu rút gọn trong đoạn thơ trên. Cho biết câu đó rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)
c. Hãy cho biết ý nghĩa của đoạn thơ trên. (1.0 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (8 đến 10 câu) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao sau:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Câu 3: (5.0 điểm)
Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”. Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---