TRƯỜNG THPT LAI UYÊN | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở” là
A. thành phần trạng ngữ.
B. thành phần phụ chú.
C. thành phần khởi ngữ.
D. thành phần tình thái.
Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ.
B. Đại từ.
C. Động từ.
D. Tính từ.
Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn.
B. Câu cầu khiến.
C. câu cảm thán.
D. câu trần thuật.
Câu 4. Từ in đậm trong bài ca dao sau thuộc thành phần gì?
"Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm."
A. Thành phần phụ chú.
B. Thành phần tình thái.
C. Thành phần trạng ngữ.
D. Thành phần khởi ngữ.
Câu 5. Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ?
A. Cá chậu chim lồng.
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
C. Nước mắt cá sấu.
D. Bảy nổi ba chìm
Câu 6. Trong câu ghép: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt”, các vế có mối quan hệ như thế nào?
A. Đối lập.
B. Bổ sung.
C. Giải thích.
D. Đồng thời.
Câu 7. Câu nào sau đây không chứa hình ảnh ẩn dụ?
A. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
B. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
C. Lại đi lại đi trời xanh thêm.
D. Mặt trời đội biển nhô màu mới.
Câu 8. Cụm từ “mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn” là:
A. Cụm Chủ - Vị.
B. Cụm động từ.
C. Cụm danh từ.
D. Cụm tính từ.
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
(Trích Bến quê, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kỹ những đoạn trích (thơ, văn) sau và trả lời các câu hỏi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
a) Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)
b) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa." (0,75 điểm)
Trích 2. “Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, có ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo."
(Trích Lặng lẽ Sa pa Nguyễn Thành Long, theo sách Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
c) Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
d)
Câu văn "Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to,” thuộc kiểu câu đơn hay câu ghép ? Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu. (1,25 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Suy ngẫm của em về thông điệp: “Cho yêu thương, nhận hạnh phúc.”
Câu 3. (4,0 điểm)
Nỗi oan của nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Trích 1.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
a) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
b) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu "Mặt trời xuống biển như hòn lửa" là: So sánh
Trích 2
c) Từ láy được sử dụng trong đoạn văn: hừng hực, rực rỡ
d) - Câu văn "Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to,” thuộc kiểu câu ghép
- Xác định thành phần câu:
Ông// xách cái làn trứng, cô// ôm bó hoa to
Câu 2: Suy ngẫm của em về thông điệp: “Cho yêu thương, nhận hạnh phúc"
Khi ta dành tình thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và ta sẽ càng hạnh phúc hơn nếu ta nhận tình thương của người khác dành cho mình. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu như ai cùng biết chia sẻ và dành tình thương cho người khác. Chính vì ý nghĩa đối với cuộc sống của tình thương mà nhiều người cho rằng tình thương là hạnh phúc của con người.
“Tình thương” là sự quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Còn “hạnh phúc” là tâm trạng vui sướng khi đạt được điều mình muốn hay khi mang lại hạnh phúc cho người khác. Tình thương có ở tất cả mọi người trong xã hội, nhưng nó xuất hiện khi con người muốn thể hiện nó. Sống trong gia đình chúng ta sẽ nhận được tình thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, đến trường sẽ cảm nhận tình thương giữa bạn bè, của thầy cô. Khi tất cả mọi người đều dành tình thương cho nhau, con người sẽ dễ vượt qua những khó khăn của cuộc sống, sẽ phấn đấu để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Chúng ta dành tình thương cho người khác thì cũng sẽ nhận được tình thương của người khác dành cho mình. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà chỉ những người biết trân trọng mới đáng được nhận nó.
Với những người kém may mắn hơn mình chúng ta không nên coi khinh ghẻ lạnh mà nên có sự đồng cảm giúp đỡ chia sẻ với họ. Khi thể hiện tình thương chúng ta cũng cần thể hiện đúng chỗ, đúng mục đích. Nếu chúng ta không biết cách thể hiện tình thương, có thể tình thương đó sẽ mang bất hạnh cho người mình thương yêu. Nhiều cha mẹ vì quá yêu thương con, cưng chiều con cái quá mức vừa vô tình làm hư con mà dẫn đến bất hạnh cho cuộc sống của chúng sau này. Hay những kẻ đã lợi dụng tình thương của người khác mà làm chuyện phi pháp, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện tình thương với người khác, có thể bằng những hành động hết sức nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Đó là những hành động của người đi chợ có thể mua nhanh, mua đắt hơn cho những người già cả, nghèo khó. Hay chính là những hành động của những người có những đồ dùng không dùng nữa tuy quý nhưng vẫn sẵn sàng cho những người nghèo khó mang về sử dụng. Tất cả chúng ta hãy dành tình thương cho những người xung quanh để nhận được tình thương của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đáng sống biết nhường nào.
Suy nghĩ về tình thương trong xã hội em đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân. Em thấy hạnh phúc hơn khi mình đã làm một việc tốt cho người khác dù việc đó rất nhỏ, và cầu mong rằng tất cả mọi người hãy gạt bỏ những thói ích kỉ cá nhân để sống và hành động vì cộng đồng của mình. Mình hãy vì mọi người rồi đến lúc nào đó tất cả mọi người sẽ vì mình.
Tình thương chính là hạnh phúc của con người, chỉ cần thể hiện sự chia sẻ và quan tâm tới người khác đó cũng là một niềm vui trong cuộc sống. Chúng ta hãy cứ cho đi tình thường mà đừng mong chờ sẽ nhận lại được, như thế chúng ta sẽ thấy nó có ý nghĩa và sẽ thấy hạnh phúc gấp nhiều lần.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I (5,5 điểm):
Viết về hình ảnh người lính có một nhà thơ đã viết:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Câu 1: Hãy chép lại khổ thơ có chứa câu thơ trên. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích ba câu cuối bài thơ để thấy được biểu tượng đẹp, giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và phép nối để liên kết. (Gạch chân, chỉ rõ).
Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới một bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính? Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng trong bài thơ đó. Cho biết tên tác giả?
Phần II (2,5 điểm):
Trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà có đoạn:
“…Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình…. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”
Câu 1: Trong câu văn in đậm việc sử dụng dấu ngoặc kép có dụng ý gì? Chỉ ra phần phụ tình thái trong câu văn đó?
Câu 2: Đoạn văn đã thể hiện nét đẹp nào trong lối sống của Bác?
Từ vẻ đẹp trong lối sống của Bác, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về phong cách sống đẹp của thế hệ trẻ hiện nay.
Phần III (2 điểm):
Hãy tóm tắt phần hai truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" bằng đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu. Với cách kết thúc truyện như vậy tác giả Nguyễn Dữ muốn gửi gắm suy nghĩ gì?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: (5,5 điểm)
Câu 1:
- Khổ thơ có chứa câu trên:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn thơ được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?
b. Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ?
c. Xác định một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
d. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống có ý nghĩa của mỗi con người?
Câu 2 (1.0 điểm)
Chỉ ra và giải thích lỗi sai giữa các câu trong đoạn văn sau:
"Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bể không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ sáng bừng trên đỉnh cột buồm bay phần phật, gió ào ào dữ dội"
Câu 3 (2.0 điểm)
"Ung thư xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng một trong số đó là môi trường sống ở nước ta quả độc hại. Chúng ta ăn bẩn, uống bẩn, thở bấn, ở bẩn. Các hóa chất nguy hiểm cho sức khỏe ở khắp nơi, ngấm vào cơ thể người bằng nhiều cách, trong đó mối nguy hiểm lớn nhất là thực phẩm độc hại đến từ những kẻ kinh doanh bất lương,
(Dẫn theo http://www.vnexpress, net, ngày 27-3-2016)
Em hãy viết một đoạn nghị luận xã hội (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ về mối nguy hiểm lớn nhất được nhắc trong đoạn trên.
Câu 4 (5.0 điểm).
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1
a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.
b. Ý nghĩa nhan đề của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
- “Mùa xuân” (là danh từ) mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.
- “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.
=> Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện trước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.
=> Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích :
Tương lai con làm tóc mẹ pha màu
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ
Để xế chiều bóng nuôi hình lặng lẽ
Quạnh quẽ một mình...
Một mình mẹ mà thôi !!!
Con trưởng thành hồng má đỏ môi
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá !
Con như cây tơ nõn nà phiến lá
Mẹ như hàng so đũa tàn bông !
Mẹ một đời cam phận dòng sông
Khi lớn - khi ròng - ngược - xuôi - vất vả ...
Mang phù sa bồi ruộng đời con.
(Nghĩ về hoàng hôn mẹ, Phan Ngọc Thường Đoan)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Tương lai con làm tóc mẹ pha màu
Lưng còng xuống gánh đời con trẻ
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của biện pháp so sánh trong các dòng thơ sau:
Con trưởng thành hồng má đỏ môi
Mẹ lụm cụm như con cò mò cá !
Con như cây tơ nõn nà phiến lá
Mẹ như hàng so đũa tàn bông !
Câu 4. Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về người phụ nữ Việt Nam?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu 2
Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.
Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu khiêng lợn đến. Cả miền Ê – đê Ê –ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm miền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình ngênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lai Uyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !